Thêm một Syria nữa. Cuộc chiến ở Karabakh dẫn đến điều gì?

© Sputnik / Ibrahim Hashimov / Chuyển đến kho ảnhNgôi nhà đổ nát ở Nagorno-Karabakh.
Ngôi nhà đổ nát ở Nagorno-Karabakh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Nagorno-Karabakh vẫn tiếp diễn chiến sự khốc liệt có sử dụng xe tăng, không quân cùng các loại vũ khí tên lửa-pháo binh. Đây là đợt bùng phát nghiêm trọng nhất của cuộc xung đột trong ¼ thế kỷ qua. Số nạn nhân ngày càng nhiều. Matxcơva, Paris và Washington đã đưa ra thông cáo chung. Nhưng cho đến nay, đàm phán vẫn chưa có kết quả.

Phía Azerbaijan không định dừng hoạt động mà họ gọi là cuộc «phản công», còn người Armenia sẽ không lui bước nhượng bộ. Gây lo ngại đặc biệt là các thông báo về việc lính đánh thuê Syria đã triển khai ở Karabakh.

Bài viết của Sputnik phân tích về cục diện tình hình ở điểm nóng này.

Ngày thứ năm của chiến tranh

Hôm thứ Năm, là ngày thứ năm của cuộc giao tranh, thủ phủ nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận là thành phố Stepanakert đã hứng chịu trận pháo kích từ sáng sớm. Đến trưa, hoả lực càng dữ dội hơn. Phóng viên Sputnik Armenia kể rằng  không nghe còi báo động, có nghĩa lực lượng tấn công thành phố không phải là các máy bay không người lái. Cư dân tránh bom đạn trong hầm trú ẩn và các hầm nhà suốt trong mấy ngày. Các nhà báo Nga làm việc ở Karabakh lưu ý rằng chiến tranh có tính chất từ xa - các cuộc tấn công thực hiện bằng máy bay không người lái, bằng các cuộc đọ pháo. Cường độ của những đòn  đánh lẫn nhau ngày càng cấp tập ác liệt hơn.

tên lửa - Sputnik Việt Nam
Yerevan phủ nhận tuyên bố của Baku về cuộc tấn công tên lửa Tochka-U vào Azerbaijan

Sáng thứ Năm, Bộ Quốc phòng Armenia thông báo rằng Quân đội Quốc phòng của Cộng hoà Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận (NKR) đã bắn hạ một máy bay trực thăng của Không quân Azerbaijan, rơi trên lãnh thổ nước láng giềng Iran. Baku phủ nhận tin này.  Sau đó, cơ quan quân sự Armenia thông báo về tin bắn rơi những chiếc trực thăng và máy bay khác. Rồi đến lượt mình, Baku tuyên bố tiêu diệt mấy nhóm trang bị quân sự của Armenia.

Có thương vong trong binh sĩ, thường dân và đại diện báo chí

Thống kê về người chết và bị thương của cả hai bên đã vượt quá con số 2.000. Trong bộ máy đặc phái viên của Cộng hòa Nagorno-Karabakh đưa tin 7 thường dân thiệt mạng, trong đó có 1 đứa trẻ. Hơn 30 người bị thương nặng, có 3 trẻ em.

Tổng thống Ilham Aliyev nhấn mạnh rằng ông đã ra lệnh cho ban chỉ huy quân đội là không dùng vũ lực chống các cư dân Armenia. Tuy nhiên, Lực lượng vũ trang của Azerbaijan vẫn tiếp tục bắn phá vào các khu dân cư yên bình, như thông báo ở Karabakh.

Thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Armenia Anna Naghdalyan. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Armenia nói về tình hình với các nhà báo bị thương ở Karabakh

Về phần mình, Viện Công tố tối cao Azerbaijan báo tin về 16 nạn nhân dân sự. Số bị thương là 55 người. Theo dữ liệu của cơ quan này, đạn pháo đã làm hư hại 163 ngôi nhà.

Các nhà báo cũng bị thiệt hại. Chuyên viên  kênh truyền hình «Armenia» và một phóng viên ấn bản «24news» Armenia đã bị thương. Hai nhà báo làm việc cho «Le Monde» của Pháp bị sa vào lưới đạn, một người trong tình trạng nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật khẩn cấp ở Stepanakert. Pháp sẽ gửi máy bay sang đón họ.

Baku và Erevan buộc tội lẫn nhau

Theo thông lệ, sự bùng phát trầm trọng của xung đột Karabakh gắn liền với bối cảnh chính trị nội bộ ở Armenia và Azerbaijan. Ông Ilham Aliyev khẳng định rằng đó là hành động khiêu khích quân sự theo kế hoạch vạch sẵn, mà theo ông, Thủ tướng Armenia muốn đánh lạc hướng chú ý của công luận khỏi các vấn đề bê bối trong nước này.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Azerbaijan Aliyev tuyên bố: Các lời kêu gọi đối thoại về Karabakh là vô nghĩa

Còn ông Nikol Pashinyan cho rằng chiến dịch diễn ra theo kế hoạch được vạch trong thời gian tập trận chung của quân đội Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Và các hoạt động chiến sự tiến hành dưới sự chỉ huy của các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ cấp cao. Erevan coi đây là cuộc chiến tranh có tuyên bố chống lại nhân dân Armenia.

Đàm phán chỉ có thể sau khi chấm dứt vũ lực, - ông Pashinyan khẳng định. Về nguyên tắc, ông Aliyev phủ nhận khả năng đối thoại, bởi Armenia cố gắng duy trì quy chế hiện trạng ở Karabakh.

Erevan sẽ không đi tới nhượng bộ đơn phương. Baku gọi những lời kêu gọi từ phía các nước riêng biệt là vô nghĩa. Theo lời ông Aliyev, nếu cộng đồng quốc tế không thể buộc chính phủ Armenia rút quân khỏi Karabakh, «lính Azerbaijan sẽ ngăn chặn và buộc họ rời lãnh thổ, rồi công lý sẽ thắng thế».

Những lời kêu gọi và năn nỉ ngừng bắn

Hôm thứ Năm, Tổng thống Armenia cảnh báo rằng do tình trạng trầm trọng ở Nagorno-Karabakh, khu vực Kavkaz sẽ biến thành một vấn đề lớn, nếu như cộng đồng quốc tế không can thiệp.

«Quý vị có thể hình dung được chăng, nếu Kavkaz trở thành thêm một Syria nữa?», - ông nói.

Hội đồng châu Âu thực sự năn nỉ lập tức chấm dứt hành động chiến sự.

Tình hình ở Karabakh leo thang - Sputnik Việt Nam
Yerevan tuyên bố có 1280 binh sĩ Azerbaijan bị chết ở Karabakh
«Tôi đau buồn vì cái chết của nhiều người, kể cả thường dân, đã không may là nạn nhân của hoạt động chiến sự thù địch. Không một lý lẽ chính trị nào có thể biện minh cho sự khủng khiếp và nỗi đau khổ của các phụ nữ, nam giới và trẻ em nơi đây», - Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Maria Peichinovich-Buric nói.

Sau đó, các nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Hoa Kỳ đã đưa ra Tuyên bố chung, kịch liệt lên án tình trạng leo thang bạo lực ở Nagorno-Karabakh.

«Chúng tôi cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan hãy lập tức thực hiện cam kết với thiện chí và không đặt điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán, thực chất khắc phục tình hình với sự hiệp lực của các đồng Chủ tịch Nhóm Minsk OSCE», - văn kiện nêu rõ.

Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng lời kêu gọi của OSCE là «không thể chấp nhận được». Theo ông, «họ cần đòi hỏi để trước hết Armenia phải rút khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng Nagorno-Karabakh».

Bên thứ ba

Thổ Nhĩ Kỳ là nước duy nhất khăng khăng tiếp nối hoạt động chiến sự. Cả trước đây Ankara cũng đứng về phía Azerbaijan trong cuộc xung đột này, nhưng không có chuyện can thiệp quân sự trực tiếp – do sự kiềm chế từ quan hệ đồng minh của Erevan và Matxcơva trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Tuy nhiên, lần này Ankara ra mặt sẵn sàng giúp đỡ Baku, không chỉ bằng lời nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bình luận về sự leo thang của xung đột ở Karabakh
«Chúng tôi luôn sát cánh với Azerbaijan, cả trên chiến trường và trên bàn đàm phán», - Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố hôm thứ Ba.

Bình luận về phát ngôn này, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đề nghị «đừng đổ thêm dầu vào lửa». Tuy nhiên, ngày hôm sau, ông Cavusoglu lặp lại ý tưởng tương tự. Ngoài ra, ông này còn nói rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đề xuất với ông Vladimir Putin một kế hoạch giải quyết xung đột Nagorno-Karabakh «theo điển hình công việc chung ở Syria», thế nhưng Tổng thống Nga đã bác bỏ đề xuất đó.

Những lời lẽ nói về khả năng dành hỗ trợ quân sự cho một trong các bên tham gia xung đột ở Nagorno-Karabakh mang tính chất khiêu khích, - ông Peskov lưu ý. Điện Kremlin thấy những phát ngôn như vậy là «rất có hại».

«Bất kỳ sự tham gia nào của nước thứ ba trong cuộc đối đầu này cũng có thể gây ra hậu quả hết sức tiêu cực», - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga kết luận.

Chính Thổ Nhĩ Kỳ đang đốt nóng xung đột ở Nagorno-Karabakh khi tìm cách gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế, - cố vấn của Tổng thống Syria, ông Busseina Shaaban nhận định trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Lính đánh thuê từ Syria

Matxcơva có dữ liệu về việc điều chuyển lính đánh thuê từ Libya và Syria đến Nagorno-Karabakh, - Bộ Ngoại giao Nga cho biết. Pháp cũng nắm được thông tin là các chiến binh từ Syria đã lên đường tới Karabakh để tham gia hoạt động chiến sự, - như Tổng thống Emmanuel Macron nói trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh châu Âu.

Tuy không nêu rõ ai khởi xướng ý tưởng và ai đang thực hiện việc điều động lính đánh thuê, nhưng Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo về sự nguy hiểm của bước đi như vậy. Trước đó, Azerbaijan và Armenia đã cáo buộc lẫn nhau về việc điều chiến binh tới khu vực xung đột.

Lần leo thang gần nhất kết thúc như thế nào

Trong đợt bùng phát xung đột lần trước, vào tháng 4 năm 2016, lệnh ngừng bắn được công bố vào ngày thứ tư của quá trình chiến sự. Bắt đầu các cuộc đàm phán, các vấn đề của xung đột được thảo luận trong OSCE, cũng như giữa các Tổng thống Nga, Armenia và Azerbaijan.

Bộ Ngoại giao Nga - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố về việc lính đánh thuê nước ngoài dồn đến Karabakh

Thủ trưởng bộ phận tác chiến của Quân đội Quốc phòng Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận, Đại tá Viktor Arstamyan thông báo rằng Azerbaijan đã tổn thất 18 xe tăng và hơn 300 binh sĩ. Bộ Quốc phòng Azerbaijan khẳng định đã tiêu diệt hơn 370 lính và 12 xe tăng của đối phương. Phía Nagorno-Karabakh xác nhận có 20 chiến sĩ tử trận, 26 người khác mất tích. Bộ Quốc phòng Armenia thông báo con số 78 người của phía Armenia thiệt mạng. Còn ở Azerbaijan nói rằng nước này tổn thất 31 quân nhân.

Ngày 20 tháng 6 năm 2016, tại Saint-Peterburg  Tổng thống Nga, Armenia và Azerbaijan, các ông Vladimir Putin, Serzh Sargsyan và Ilham Aliyev, đã nhất trí đưa ra tuyên bố chung về Nagorno-Karabakh. Các bên đồng ý tăng số lượng quan sát viên của OSCE.

Các nhà lãnh đạo của ba quốc gia cũng bày tỏ «cam kết tạo điều kiện cho tiến bộ bền vững trong các cuộc đàm phán về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột».

Khi đó, ông Peskov giải thích mục đích của các cuộc đàm phán như sau: «Bảo lãnh tránh tái phát hành động chiến sự, không để xảy ra diễn biến đó vào thời điểm bùng phát bạo lực xung quanh Karabakh».

 Thật đáng tiếc là đã không bảo lãnh được.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала