Việt Nam thêm 1 ngày không có ca mắc Covid-19 mới

© AP Photo / Hau DinhNhân viên y tế tại một điểm xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội
Nhân viên y tế tại một điểm xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tính đến 18 giờ ngày 4/10, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng số ca bệnh vẫn là 1.096.

Đã 32 ngày Việt Nam không phát hiện thêm ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Chiều 4/10, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tính đến 18 giờ cùng ngày, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 mới. Cả nước hiện có tổng cộng 1.096 ca mắc Covid-19, trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca.

Những người ngồi trong quán cà phê cạnh máy bán khẩu trang miễn phí ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Tròn 31 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 16.477 người. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 718 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 11.212 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 4.547 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, trong số các ca mắc mới Covid-19 đang điều trị, số ca âm tính với SARS-CoV-2 lần 1 là 1 ca, lần 2 là 2 ca, lần 3 là 4 ca.

Hiện Việt Nam cũng đã trải qua 32 ngày không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng. Các ca mắc mới gần đây đều là ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Riêng tại Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 47 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng.

Tuy nhiên, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cảnh báo, hiện Việt Nam vẫn có 4 nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, gồm: Đối tượng nhập cảnh trái phép, đối tượng nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm túc quy định cách ly, giám sát y tế; Nguồn bệnh lưu hành trong cộng đồng; Một số mặt hàng nhập khẩu được sản xuất hoặc vận chuyển qua các nước có dịch bệnh. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm lớn nhất từ đối tượng nhập cảnh hợp pháp, không thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly, giám sát y tế.

© AP Photo / Bui Cuong QuyetChuyên gia chăm sóc sức khỏe khử trùng cho bệnh nhân Việt Nam đến bằng COVID-19.
Việt Nam thêm 1 ngày không có ca mắc Covid-19 mới - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe khử trùng cho bệnh nhân Việt Nam đến bằng COVID-19.

Tại cuộc họp mới đây, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, chưa nước nào tự tin có biện pháp phòng, chống dịch tốt nhất. Dự báo, mùa đông năm nay sẽ khốc liệt đối với các nước trong phòng, chống Covid-19.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc (3 cấp) của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 diễn ra vào ngày 3/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, theo các chuyên gia trên thế giới, một số bài học kinh nghiệm đúc rút trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, đó là: Đeo khẩu trang thường xuyên là phương án chống dịch đơn giản, hiệu quả nhất; Công tác phát hiện nhanh, truy vết, cách ly có tính chất quyết định mức độ lan của dịch; Giãn cách xã hội nhằm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh. Đây cũng là những biện pháp được Việt Nam triển khai sớm, ngay từ khi dịch Covid-19 xuất hiện trong nước.

WHO kêu gọi các nước tăng cường biện pháp ứng phó đại dịch

Phát biểu trước báo giới vào ngày 3/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thế giới hiện ghi nhận trung bình 2 triệu ca nhiễm Covid-19 mới mỗi tuần. Số ca tử vong cũng đã vượt mốc 1 triệu người. Do vậy, WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới tăng cường biện pháp ứng phó với đại dịch.

Bệnh viện - Sputnik Việt Nam
Khi nào tất cả người dân Việt Nam được tiêm vaccine Covid-19?
“Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới tăng cường phản ứng đối với dịch bệnh, đưa ra nhiều biện pháp ứng phó theo khuyến nghị, đảm bảo rằng, hệ thống y tế và người dân toàn cầu phải được bảo vệ và cứu sống”, - Tổng Giám đốc WHO nói.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng nhấn mạnh, thế giới có thể chia thành 4 nhóm quốc gia dựa trên tình hình dịch bệnh khác nhau để đưa ra những khuyến nghị ứng phó phù hợp, bắt đầu từ những nước đã kiểm soát được dịch Covid-19 và tránh được các đợt bùng phát lớn.

Nhóm quốc gia thứ 2 gồm các nước đối mặt với đợt bùng phát quy mô lớn nhưng vẫn kiểm soát được dịch bệnh. Nhóm 3 là các nước đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng lại đối mặt với làn sóng dịch bệnh tiếp theo vì nới lỏng hạn chế. Nhóm cuối cùng là các nước có tỷ lệ lây nhiễm và tử vong không ngừng gia tăng.

Theo dự báo của WHO, tình hình dịch Covid-19 có thể kéo dài đến hết năm 2021 do chưa có vắc-xin phòng bệnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала