Trong khi đó, thời gian qua, dư luận quốc tế lên tiếng chỉ trích chính Trung Quốc mới là bên liên tục nhiều lần hành xử gây hấn ở Biển Đông thông qua tập trận quân sự, bồi đắp các thực thể nhân tạo, tăng cường quân sự hóa, thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, thậm chí xâm hại chủ quyền Việt Nam, Philippines, Malaysia.
Phó Thủ tướng Campuchia: Nước ngoài không nên khiêu khích ở Biển Đông
Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong đã kêu gọi bên ngoài tránh can thiệp và có hành động "khiêu khích" đối với vấn đề Biển Đông. Nhà lãnh đạo Campuchia cho rằng bất kỳ tranh chấp nào cũng nên được giải quyết một cách hòa bình và có sự đồng thuận của các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp biển đảo.
Đánh giá cao thực tế qua nhiều năm đàm phán nghiêm túc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc hiện đang hướng đến việc xây dựng dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trực tiếp trong giải quyết các tranh chấp biển đảo”, Phó Thủ tướng Campuchia Namhong Tân Hoa Xã ngày 4/10 đưa tin cho biết.
Đồng thời, đại diện lãnh đạo Chính quyền Campuchia tái khẳng định quan điểm rằng, những quốc gia không liên quan và ngoài khu vực nên khuyến khích ASEAN và Trung Quốc đạt được COC.
“Trong khi ASEAN và Trung Quốc đang trong quá trình giải quyết những bất đồng, khác biệt một cách trực tiếp và hòa bình thông qua đạt được COC, cường quốc bên ngoài cũng nên đóng góp vào hòa bình trong khu vực, tránh thổi phồng những tranh chấp không đáng có”, Phó Thủ tướng Hor Namhong nhấn mạnh.
Ông Namhong cũng nhắc lại việc Campuchia đã thúc đẩy thành tiến trình ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002 khi Campuchia là chủ tịch ASEAN năm đó.
Nhà lãnh đạo Campuchia cho biết DOC đã đặt nền tảng để các bên liên quan trực tiếp hành xử tuân thủ luật pháp quốc tế và duy trì hòa bình ở Biển Đông.
Campuchia hoan nghênh tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông
Cùng với việc kêu gọi nước ngoài, những bên không liên quan ngừng can thiệp vào Biển Đông, Phó Thủ tướng Namhong cũng khẳng định, Campuchia hoan nghênh tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc vào tháng 7/2016.
Theo đó, năm 2016 tuyên bố được Bắc Kinh đưa ra cho biết, “Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biển đảo một cách hòa bình (ở Biển Đông) thông qua đàm phán và tham vấn với những quốc gia liên quan trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế”.
“Tôi nghĩ mọi người nên đánh giá cao Tuyên bố năm 2016 này, trong đó Chính phủ Trung Quốc cam kết tôn trọng và duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không mà tất cả các quốc gia liên quan đều được hưởng theo luật pháp quốc tế ở Biển Đông”, Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong nhấn mạnh.
Bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông
Tuy nhiên, thực tế tháng 7/2016, sau khi Tòa Trọng tài quốc tế phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông (mà bên chiến thắng trong vụ Philippines kiện Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông là Manila), Bắc Kinh tuyên bố phán quyết là “vô hiệu và không có tính ràng buộc”.
Vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là việc Philippines đệ đơn vào ngày 22/1/2013 để khởi kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về một số tranh chấp giữa hai nước liên quan việc giải thích và áp dụng UNCLOS ở Biển Đông.
Phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài được công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong đó khẳng định tuyên bố Trung Quốc không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” hay “đường lưỡi bò.
Ngoài ra, Tòa PCA cũng bác bỏ khả năng Trung Quốc được yêu sách vùng biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa, đồng thời xác định Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp ở vùng biển này.
Thực tế, những năm qua, hành vi của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án là xem thường luật pháp quốc tế. Từ đó đến nay, Trung Quốc thường xuyên có hoạt động gây hấn và vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông, trong đó có xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Trong công hàm đệ trình lên LHQ, ba quốc gia Anh, Pháp, Đức nêu rõ sẽ tiếp tục duy trì và khẳng định quyền cũng như nguyên tắc tự do được quy định trong Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 cũng như góp phần thúc đẩy hợp tác, hòa bình trong khu vực.
Công hàm hôm 16/9 cũng thể hiện lập trường của E3 - Pháp, Đức và Anh đối với loạt công hàm trước đây của Trung Quốc trình Liên hợp quốc liên quan đến Biển Đông.
Với tư cách thành viên UNCLOS 1982, ba nước khẳng định tầm quan trọng của việc thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như quyền đi lại được nêu rõ trong quy định của UNCLOS, gồm cả ở khu vực Biển Đông, nơi thường xuyên xảy ra các tranh chấp chủ quyền.
Anh, Pháp, Đức cũng đồng thời tái khẳng định những tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc thực thi cái gọi là “quyền lịch sử” ở Biển Đông sẽ là “không tuân thủ luật pháp quốc tế cũng như điều khoản của Công ước quốc tế về Luật Biển 1982. E3 cũng khẳng định tính pháp lý của phán quyết được Tòa Quốc tế công bố năm 2016 trong vụ kiện giữa Bắc Kinh và Manila.
“Tất cả các yêu sách hàng hải ở Biển Đông cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của UNCLOS cũng như cách thức và thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước”, công hàm của ba nước Anh, Pháp, Đức bác bỏ những yêu sách phi lý của Bắc Kinh và kêu gọi Trung Quốc nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Công hàm chung cũng khẳng định việc tuyên bố đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo đối với các thực thể ở Biển Đông phải phù hợp với các quy định của UNCLOS - công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.
Đọc thêm: