«Trước hết, ý nghĩa chính trị kế tiếp của các cuộc biểu tình chống đối phụ thuộc nhiều vào lập trường của Tổng thống được bầu chọn là ông Jeenbekov. Trong quá trình diễn ra những cuộc cách mạng trước vào năm 2005 và 2010, cuối cùng đụng độ đã chấm dứt bằng việc các cựu Tổng thống Akayev và Bakiyev di cư ra nước ngoài, mà trên thực tế là bỏ cuộc tranh đấu. Nếu kịch bản này lặp lại hôm nay, thì đương nhiên cũng có thể gọi các cuộc biểu tình là sự kết thúc», - ông Mendkovich nói với Sputnik.
«Nếu như chúng ta «có chuyện» với đối đầu, còn Tổng thống đắc cử Sooronbai Jeenbekov có thể dựa vào đa số cử tri chứ không chỉ sự ủng hộ của các khu vực miền Nam, thì kịch bản có thể rất khác, thậm chí cho đến tận đụng độ vũ trang quy mô lớn», - ông nói thêm.
Như chuyên gia lưu ý, trong khi phần đáng kể trong xã hội ở miền Bắc đất nước quyết liệt phản đối Tổng thống đương nhiệm của Kyrgyzstan, một bộ phận cộng đồng không hài lòng với chính sách nhân sự của ông, thì số lượng người miền Nam trong bộ máy công quyền ngày càng tăng. Ngoài ra, như ông Mendkovich bổ sung, cư dân bất bình vì những thất bại dưới thời Jeenbekov, cụ thể là các vấn đề với dịch bệnh coronavirus có tỷ lệ tử vong cao và những tệ nạn truyền thống là tham nhũng trong nước.
«Vì thế, đáng tiếc là rủi ro xảy ra đụng độ vũ trang vẫn còn đó», - ông Mendkovich nhấn mạnh.
Ông Ilkhat Tushev, nhà phân tích Uzbekistan của công ty Central Asia Investments cho rằng tình hình bất ổn mới ở Kyrgyzstan khẳng định xu thế cực đoan hóa xã hội ở đất nước này trong việc giải quyết mọi khúc mắc.
«Đợt bất ổn kế tiếp ở Kyrgyzstan chỉ khẳng định một xu thế đã hình thành ở đây là cực đoan hóa xã hội trong việc giải quyết bất kỳ vướng mắc», - ông Tushev nói với Sputnik.
Theo quan điểm của chuyên gia này, hiện tại còn rất khó dự đoán về diễn biến tiếp theo của tình hình.
Ông Tushev còn cho rằng do bất ổn, giữa Tashkent và Bishkek có thể đóng băng một số dự án và liên hệ ở cấp doanh nghiệp và cộng đồng của hai nước.
Điều gì đang xảy ra ở Bishkek?
Hôm thứ Hai, khoảng 2.000 người đã tập hợp trên quảng trường trung tâm Ala-Too tại Bishkek, đó là những người ủng hộ các đảng không giành được ghế trong nghị viện của nước Cộng hòa. Đám đông đòi hỏi huỷ bỏ kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội và tổ chức cuộc bỏ phiếu lần hai để tái bầu chọn các đại biểu vào cơ quan lập pháp. Chiều tối thứ Hai, khi cảnh sát nỗ lực giải tán biểu tình, đám đông bắt đầu đụng độ với công lực. Đêm rạng sáng thứ Ba, những người biểu tình đã đột nhập vào Nhà Trắng, nơi có trụ sở nghị viện và Văn phòng Tổng thống Kyrgyzstan. Sau đó, đám đông tiến về phía Ủy ban An ninh Quốc gia và phóng thích cựu Tổng thống Almazbek Atambayev đang bị quản chế tại đó. Buổi sáng thứ Ba, có tin đám đông chống đối đã chiếm tòa nhà Chính phủ. Những người biểu tình cũng phóng thích cựu Thủ tướng Kyrgyzstan Jantoro Satybaldiev khỏi trại giam.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Kyrgyzstan, Kursan Asanov, nhân vật bị xét xử vì che giấu bằng chứng trong vụ Atambayev, tự xưng là vị chỉ huy của Bishkek. Cựu nghị sĩ Kyrgyzstan Almambet Shykmamatov thông báo ông ta giữ quyền quyền Tổng Công tố và tuyên bố hủy bỏ kết quả bầu cử Quốc hội. Tổng thống Kyrgyzstan Sooronbai Jeenbekov để ngỏ khả năng hủy bỏ kết quả bầu nghị viện. Theo dữ liệu của Bộ Y tế, trong các cuộc đụng độ có 590 người bị thương, 1 người thiệt mạng.
Cuộc bầu cử Quốc hội Kyrgyzstan tổ chức vào ngày 4 tháng 10. Tỷ lệ cử tri đi bầu là 56,5%. Theo kết quả sơ bộ sau khi xử lý phiếu bầu từ 98% điểm bỏ phiếu, có bốn đảng trúng cử vào nghị viện: «Birimdik» (đảng «Thống nhất», thân Chính phủ) với 24,52% phiếu bầu, «Mekenim Kyrgyzstan» (đảng «Tổ quốc Kyrgyzstan», ủng hộ Chính phủ) với 23,89% phiếu bầu, «Kyrgyzstan» (đảng trung dung) giành được 8,73% số phiếu và «Butun Kyrgyzstan» (đảng «Kyrgyzstan Thống nhất», trung dung) giành được 7,11% số phiếu cử tri.
Các đảng còn lại đều không vượt qua được ngưỡng 7% cần thiết để nhận ghế trong Quốc hội.