FAZ: Hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới xấu đi do coronavirus và xung đột với Hoa Kỳ

© REUTERS / Thomas PeterCờ của Đức và Trung Quốc
Cờ của Đức và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo một nghiên cứu mới nhất, hơn 70% người Đức có thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc, bao gồm cả cách hành xử của nước này trong bối cảnh đại dịch coronavirus, theo tờ Frankfurter Allgemeine của Đức.

Thái độ của nhiều nước đối với Trung Quốc trở nên tiêu cực

Theo một nghiên cứu của trung tâm Pew Research của Mỹ, 71% người Đức có thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc, lớn hơn 17% so với một năm trước. Đây cũng là chỉ số tồi tệ nhất kể từ khi các nghiên cứu tương tự bắt đầu được thực hiện cách đây 18 năm.

Bà Merkel và ông Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam
Tâm lý chống Trung Quốc trong xã hội Đức đang có xu hướng gia tăng

Các xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở 13 quốc gia công nghiệp khác, được thăm dò ý kiến về thái độ của công chúng đối với Trung Quốc. Tại tám trong số các quốc gia này, sự hoài nghi đối với CHND Trung Hoa đã đạt mức cao trong lịch sử. Có thái độ tích cực nhất đối với Trung Quốc cho đến nay là ở Tây Ban Nha và Ý.

Trung Quốc phạt Úc

Ngược lại, sự sụt giảm uy tín lớn nhất xảy ra ở Úc: đánh giá tiêu cực về Trung Quốc ở đây tăng 24% so với năm ngoái và lên tới 81%. Như ấn phẩm giải thích, điều này là do các hình phạt kinh tế mà Bắc Kinh đã áp dụng đối với các công ty Úc sau khi chính phủ ở Canberra đã tích cực vận động tiến hành nghiên cứu độc lập về nguyên nhân của đại dịch coronavirus. Cuộc tranh cãi về điều này đã lên đến đỉnh điểm tại WHO vào tháng Năm. Cuộc khảo sát do Pew Research thực hiện qua điện thoại từ tháng 6 đến tháng 8.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế bị xấu đi là do cách nước này ứng xử trong tình huống với coronavirus. Trong khi đó, họ cũng lưu ý rằng cuộc chiến chống dịch của Mỹ được đánh giá là tồi tệ hơn nhiều so với thế giới. Mặc dù thực tế là ở Trung Quốc trong vài tuần gần như không có ca nhiễm mới, và việc đi lại gần như không có hạn chế, nhìn chung, sự cân bằng về tình hình coronavirus bị đánh giá tiêu cực ở mức 61% tại 14 quốc gia được thăm dò ý kiến.

Chính sách của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ và người biểu tình Hồng Kông đã làm tình hình xấu đi như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết, những lý do khác dẫn đến sự hoài nghi ngày càng tăng đối với Trung Quốc là các hành động của chính quyền đối với những người biểu tình ở Hồng Kông, cũng như sự đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ. Xung đột với Hoa Kỳ cũng có thể đóng một vai trò lớn, làm trầm trọng thêm những thách thức từ phía Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách an ninh, bao gồm cả đối với châu Âu.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc sắp mãn nhiệm Terry Brunsted  - Sputnik Việt Nam
Đại sứ Hoa Kỳ đổ lỗi cho Trung Quốc về việc lây lan coronavirus
Sự tuyên truyền của Trung Quốc

Trong khi đó, sự tuyên truyền của Trung Quốc đang nhắm tới việc tạo ra một hình ảnh Trung Quốc như "quyền lực mềm". Vào tháng 9, truyền thông nhà nước dẫn nguồn là nghiên cứu của Tập đoàn Kantar Group có trụ sở tại London, cho biết hình ảnh quốc gia của Trung Quốc tiếp tục được cải thiện. Frankfurter Allgemeine lưu ý rằng kết quả này thu được sau các cuộc khảo sát ở 22 quốc gia, nhưng không rõ là những quốc gia cụ thể nào đang được đề cập.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала