Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan
"Từ chiều ngày 8 tháng 10 đến sáng ngày 9 tháng 10 và suốt đêm hôm qua, các cuộc giao tranh dữ dội tiếp tục diễn ra trên toàn mặt trận. Các đơn vị của quân đội Azerbaijan tấn công địch ở các hướng quan trọng, hạn chế hoàn toàn hoạt động chiến đấu và triệt tiêu hoạt động của chúng. Kết quả là quân địch mất kiểm soát và khả năng tương tác, giữa các đơn vị xảy ra tình trạng hỗn loạn, quân nhân vi phạm kỷ luật và ồ ạt rút khỏi các vị trí chiến đấu," - dịch vụ báo chí của bộ quân sự cho biết.
Theo Bộ này, "sau chiến dịch quân sự ngày hôm qua, cuộc pháo kích từ phía quân đội Azerbaijan, trụ sở của Trung đoàn Súng trường Núi 5 của Lực lượng Vũ trang Armenia đã bị phá hủy."
"Kết quả, tham mưu trưởng sư đoàn 10, Đại tá Samvel Grigoryan, người đang ở trong tòa nhà vào thời điểm đó bị thương nặng, chỉ huy trưởng pháo binh của trung đoàn, trung tá Arman Dermeyan, và một số lượng lớn quân nhân đã bị tiêu diệt", - Bộ Quốc phòng cho biết.
Khí tài quân sự bị phá hủy
Ngoài ra, Bộ cũng tuyên bố rằng quân nhân từ các đơn vị quân đội của Lực lượng vũ trang Armenia bị thiệt hại nặng nề do cuộc pháo kích vào Khankendi của quân đội Azerbaijan và đang được sơ tán. Theo dịch vụ báo chí, hôm thứ Năm, 13 xe tăng T-72, 2 xe bọc thép chở quân, 4 đơn vị của hệ thống tên lửa phóng loạt BM-21 Grad, 2 pháo tự hành 2S3 Akatsiya, 3 pháo D-30, hai hệ thống radar và một số lượng lớn thiết bị ô tô đã bị phá hủy.
Tình hình ở Karabakh
Đụng độ ở Nagorno-Karabakh trở nên nghiêm trọng vào sáng ngày 27/9. Cả Baku lẫn Yerevan đều lên tiếng cáo buộc lẫn nhau. Armenia đã ban bố thiết quân luật và lệnh tổng động viên. Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 55 bị cấm rời khỏi đất nước. Ở Azerbaijan cũng ban hành lệnh giới nghiêm và huy động nhập ngũ cục bộ.
Tình hình càng trở nên phức tạp do Baku nhận được sự hậu thuẫn tích cực từ Thổ Nhĩ Kỳ (thành viên NATO). Trong khi đó, Armenia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Lãnh đạo ba nước Nga, Mỹ và Pháp - đồng chủ tịch Nhóm OSCE Minsk về Karabakh - đã kêu gọi các bên đối đầu nhau chấm dứt đụng độ và tiến hành đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết. Các nhà lãnh đạo lên án sự leo thang xung đột và bày tỏ lời chia buồn tới thân nhân của những người thiệt mạng.
Đọc thêm: