Vào giữa những năm 1990, gã khổng lồ viễn thông Thụy Điển Ericsson đã phát triển hệ thống tiêu chuẩn của các mạng không dây dựa trên việc sử dụng sóng vô tuyến tần số trong dải 2,4 tới 2,4835 GHz. Do đó công nghệ Bluetooth được đặt theo tên của một vị vua người Scandinavia thời thế kỷ thứ 10 nổi tiếng với việc thống nhất một vùng rộng lớn. Bluetooth là một sự thay thế cho cổng nối tiếp, vốn cực kỳ phổ biến trước USB.
Vào thời điểm phiên bản 1.0 được phát hành vào năm 1998, IBM, Intel, Nokia và Toshiba đã tham gia vào tiêu chuẩn này. Việc đầu tay hay bị hỏng, phiên bản đầu tiên của Bluetooth phải được hoàn thiện trong sáu năm. Phiên bản 2.0 chỉ ra mắt vào năm 2004, trong đó tốc độ truyền dữ liệu đã tăng lên đáng kể.
Kể từ đó, giao thức truyền thông trở nên nhanh hơn, tiết kiệm hơn, và Bluetooth có thêm nhiều chức năng mới theo từng thế hệ. Trong phiên bản 4.0, mức tiêu thụ điện năng đã giảm đáng kể - tất cả các thiết bị có chip thế hệ thứ tư trở xuống đều giảm mức độ tiêu thụ pin xuống cực thấp trong khi vẫn truyền tải được đủ dữ liệu.
Đại đa số điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay và thiết bị điện tử đeo mới đều được trang bị bộ điều hợp thế hệ thứ năm.
Các cấu hình và codec
Ban đầu, danh sách chức năng của Bluetooth bị hạn chế. Các tính năng mới đã được phát triển theo nhiều hướng với sự trợ giúp của cấu hình. Cấu hình là một tính năng cụ thể phải được hỗ trợ bởi cả hai thiết bị tham gia ghép nối. Kể từ cuối những năm 2000, chip Bluetooth cung cấp đầy đủ các tính năng phổ biến nhất.
Một trong những cấu hình được yêu cầu nhiều nhất, trên cơ sở đó mỗi thiết bị âm thanh có thể hỗ trợ giao tiếp "răng xanh" là A2DP. Đây là một giao thức để truyền tín hiệu âm thanh hai kênh. Và đây là nỗi đau đầu của mỗi người yêu âm nhạc - băng thông của kênh Bluetooth không đủ cho tín hiệu âm thanh có chất lượng chấp nhận được. Do đó, phải sử dụng codec để nén các tập tin media kỹ thuật số chất lượng cao. Có các loại codec khác nhau - từ SBC đơn giản đến aptX HD - bản nâng cấp của aptX do Qualcomm sản xuất. Nhưng, vấn đề là ngay cả với codec tiên tiến nhất, chất lượng âm thanh trong tai nghe Bluetooth vẫn kém hơn so với bất kỳ bản ghi âm nào được phát qua thiết bị tương tự có dây. Và định dạng Hi-Res vẫn không thể đạt được khi truyền tín hiệu không dây.
Những khả năng tiềm ẩn
Cùng với việc mở rộng các chức năng cơ bản, "răng xanh" đã có thêm những khả năng khá thú vị. Vào đầu năm 2019, phiên bản 5.1 đã được phát hành với một chức năng khiến một số người thích thú và những người khác sợ hãi: giờ đây Bluetooth có thể xác định vị trí của thiết bị với độ chính xác lên tới từng cm. Chức năng này đã được phát triển không phải để theo dõi người dùng, mà để điều hướng trong phòng, tìm kiếm chìa khóa bị mất (có nhãn đặc biệt) hoặc cho các thiết bị nhà thông minh.
Các nhà sản xuất xe hơi sử dụng thành công công nghệ Bluetooth. Bên cạnh hộp giao diện Carplay đa phương tiện còn có nhiều nhiệm vụ cụ thể hơn. Ví dụ, nhiều hệ thống ibox đảm bảo an ninh cung cấp khả năng kiểm soát khóa trung tâm và khởi động động cơ từ điện thoại thông minh qua Bluetooth.
Bức xạ Bluetooth
Những người tiêu dùng Apple thỉnh thoảng phàn nàn về những cơn đau đầu khi đeo tai nghe AirPods. Câu hỏi được đặt ra: bức xạ Bluetooth có thể gây ung thư không?
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) lưu ý rằng, Bluetooth, giống như các điện thoại thông minh, hoạt động trong băng tần vô tuyến. Phát xạ vô tuyến được phân loại là loại không ion hóa, nó không làm hỏng tế bào sống và DNA.
Ngoài ra, các thiết bị Bluetooth có công suất bức xạ thấp hơn nhiều so với điện thoại vì chúng hoạt động trong khoảng cách ngắn. Bộ điều hợp của chúng được chia thành các lớp phạm vi kết nối. Trong lớp thứ nhất phạm vi giao tiếp lên đến một trăm mét. Trong trường hợp này, tỷ lệ hấp thụ cụ thể của năng lượng điện từ (SAR) xấp xỉ bằng bức xạ từ điện thoại thông minh hiện đại. Mặt khác, lớp hai và lớp ba có khoảng cách nhỏ hơn nhiều và phát ra bức xạ điện từ ít hơn mười lần. Đó là lý do tại sao trong các cuộc trò chuyện dài, việc sử dụng tai nghe Bluetooth thích hợp hơn việc giữ điện thoại ở vị trí gần đầu của bạn.
Về mặt lý thuyết, nhờ tất cả những điều này công nghệ Bluetooth là an toàn hơn nhiều so với điện thoại thông minh thông thường. Tuy nhiên, các chuyên gia của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ nói thêm, nhân loại vẫn còn ít kinh nghiệm liên quan đến tác động của loại sóng điện từ này.
Mối đe dọa màu xanh
Một điều quan trọng là Bluetooth rất dễ bị hack. Một trong những lỗ hổng nghiêm trọng nhất đã được phát hiện trong Bluetooth 4.0 đến 5.0.
Tất cả các thiết bị sử dụng chuẩn Bluetooth từ 4.0 đến 5.0 đều có nguy cơ bị tấn công BLURtooth. Kẻ tấn công hoàn toàn có thể can thiệp vào thành phần CTKD để ghi đè các key xác thực Bluetooth trên thiết bị và chiếm quyền truy cập vào các ứng dụng/dịch vụ có kết nối Bluetooth trên thiết bị đó, bao gồm cả ngân hàng. Hơn nữa, bạn có thể bị nghe lén thông qua một điện thoại thông minh bị nhiễm virus.