«Với tư cách là láng giềng của chúng ta, là đất nước có lịch sử chung với cả Azerbaijan và Armenia, tất nhiên, Nga đóng vai trò đặc biệt <...> dựa trên cả cơ sở lịch sử và sự hợp tác giữa các dân tộc chúng ta, cũng như trọng lượng và vai trò của Nga trên thế giới và tất nhiên là trong khu vực chúng tôi», - ông giải thích.
Ngày 9 tháng 10, theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, các Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước Azerbaijan và Armenia đã đến thủ đô Matxcơva. Kết quả là Yerevan và Baku đã đồng ý ngừng bắn ở Karabakh kể từ trưa ngày 10 tháng 10, trao đổi người bị bắt và chuyển giao thi thể người thiệt mạng, đồng thời cũng thống nhất các chi tiết bổ sung cụ thể của thỏa thuận ngừng bắn.
Tuy nhiên, ngay trong ngày 10 tháng 10, các bên đã bắt đầu cáo buộc lẫn nhau về chuyện vi phạm lệnh ngừng bắn.
Lịch sử xung đột Nagorno-Karabakh
Xung đột trong khu vực này bắt đầu vào năm 1988, khi Khu tự trị Nagorno-Karabakh tuyên bố ra khỏi thành phần Cộng hoà XHCN Xô-viết Azerbaijan. Trong quá trình cuộc đối đầu vũ trang những năm 1992-1994, Azerbaijan mất quyền kiểm soát đối với Nagorno-Karabakh và bảy vùng lân cận.
Kể từ năm 1992, các cuộc thương lượng về giải quyết hòa bình cho xung đột này được tiến hành trong khuôn khổ Nhóm OSCE Minsk đứng đầu là ba đồng Chủ tịch - Nga, Hoa Kỳ và Pháp. Azerbaijan khăng khăng đòi giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ như trước đây, còn Armenia bảo vệ lợi ích của nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận, vì NKR không phải là một bên tham gia đàm phán.