Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử

© Ảnh : Trịnh Bang Nhiệm - TTXVN Người dân dùng thuyền di chuyển tài sản đến cất ở nơi khô ráo.
 Người dân dùng thuyền di chuyển tài sản đến cất ở nơi khô ráo. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai thông tin cho biết, đến sáng 12/10, mưa lũ ở các tỉnh miền Trung làm 18 người chết, 14 người mất tích.

Thi thể của sản phụ Hoàng Thị Phượng ở xã Phong An, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi đẻ cũng đã được tìm thấy.

Ngoài ra, dự báo áp thấp nhiệt đới đang ạnh lên thành bão số 7, cùng với đó, vùng áp thấp đang hoạt động ở phía Nam Philippines sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 8 là rất cao. Quảng Trị có nguy cơ vượt đỉnh lũ năm 1999. Các bộ, ngành địa phương nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp ứng phó.

Xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông: Vượt lũ lịch sử năm 1999

Tại Hà Nội, sáng nay, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai đã tiến hành cuộc họp bàn phương án ứng phó khẩn cấp đối với tình hình mưa lũ ở miền Trung cũng như ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão số 7 ở Biển Đông.

Tàu CSB 8003 lai kéo tàu cá NA 93248 TS về cảng Cửa Lò. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, vào hồi 7h ngày 12/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc, 117,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 07 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 112,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNSơ đồ đường đi của áp thấp nhiệt đới qua hệ thống cảnh báo thiên tai Việt Nam.
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử - Sputnik Việt Nam
Sơ đồ đường đi của áp thấp nhiệt đới qua hệ thống cảnh báo thiên tai Việt Nam.

Đồng thời, theo ông Hoàng Phúc Lâm, khả năng rất cao áp thấp nhiệt đới hiện tại ở biển Đông sẽ mạnh lên thành bão số 7 trong ngày 12/10 và có diễn biến hướng đi, cường độ, quỹ đạo rất phức tạp. Theo vị lãnh đạo, hiện nay không khí lạnh vẫn tồn tại nên dự báo diễn biến cơn bão sẽ còn rất phức tạp.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, các dự báo có hai kịch bản được đưa ra. Theo đó, kịch bản lớn hơn chính là bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, qua đảo Hải Nam.

“Cơn áp thấp nhiệt đới/bão này có thể đi lên đảo Hải Nam, sau đó vòng vào Vịnh Bắc Bộ kết hợp với không khí tràn xuống sẽ gây ra gió mạnh, mưa lớn và di chuyển rất khó lường”, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nói.

Kịch bản thứ hai là bão sẽ đi thấp hơn nếu như không khí lãnh được bổ sung mạnh hơn, khi đó bão sẽ đi phía nam đảo Hải Nam, rồi đi vào vịnh Bắc Bộ. Lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đều nhấn mạnh cả hai kịch bản này đều gây mưa ở Trung Bộ.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm phát biểu tại cuộc họp, áp thấp nhiệt đới / bão số 7 khả năng sẽ gây mưa to cho phía Đông bắc bộ và Bắc trung bộ trong ngày 14-15/10.

Trong 2-3 ngày tới ở Trung Bộ vẫn tiếp tục có mưa. Ở các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khoảng từ 150-300mm, có nơi trên 350mm, các tỉnh/thành Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng khoảng từ 80-150mm, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng từ 50-100mm.

Xử lý các cây xanh bị ngã đổ ra đường gây ách tắc giao thông tại quận Sơn Trà. - Sputnik Việt Nam
Bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Ông Lâm nêu rõ, khi bão gần bờ thì mưa sẽ tập trung ở Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trung Bộ có thể mưa lớn trở lại vào ngày 15 hoặc 16/10.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng lưu ý, hiện nay phía nam Philippines có vùng thấp đang phát triển, khoảng ngày 15/10 sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông.

Ông Lâm cho hay, diễn biến cơn bão này sẽ phụ thuộc vào không khí lạnh và diễn biến cơn áp thấp nhiệt đới hiện tại. Trong 1-2 ngày tới khu vực Trung trung bộ vẫn sẽ mưa to, đặc biệt trong ngày và đêm nay 12/10.

Đặc biệt, Sông Thạch Hãn có khả năng vượt lũ lịch sử năm 1999.

“Do mưa đêm qua ở Quảng Trị rất lớn, dự báo trưa và chiều nay tại sông Thạch Hãn có khả năng lên 7.4m, trên bđ3 1.4m, vượt lũ lịch sử 0.11m”, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết.

Thiệt hại do mưa lũ miền Trung: Ít nhất 18 người chết, 14 người mất tích

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai đến sáng nay, mưa lũ miền Trung đã làm 18 người chết, 14 người đang mất tích.

Trong số 18 người chết do mưa lũ tại các địa phương Quảng Trị có 6 người, Thừa Thiên-Huế 3 người, Quảng Nam 3 người, các địa phương khác là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Bình mỗi địa phương một người.

Cầu An Hội, phường Minh An, thành phố Hội An bị ngập lũ - Sputnik Việt Nam
Quảng Nam: Hàng loạt thủy điện xả lũ, nhiều khu vực bị cô lập

Hiện vẫn còn 14 người mất tích do lũ cuốn và sự cố tàu thuyền trên biển, trong đó Quảng Trị 6 người, Đà Nẵng 3 người, Quảng Nam 2 người, các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai mỗi tỉnh một người.

Thiệt hại về tài sản cũng hết sức nặng nề. Có 109.034 nhà bị ngập. Có 17 tàu/106 người bị nạn, trong đó 11 tàu bị chìm, 6 tàu bị sự cố, đã cứu hộ an toàn được 99 người, 3 người bị chết, 4 người mất tích. Hiện lực lượng chức năng tiếp tục triển khai tìm kiếm người bị mất tích.

Tại cuộc họp cho biết, hiện lực lượng chức năng tiếp tục triển khai tìm kiếm người bị mất tích, trong đó tàu Vietship 12 có 1 người; tàu cá ĐNa 90988 TS/2 của Đà Nẵng 1 người và tàu cá QNa 90949 TS khi neo đậu tại bến ở Núi Thành (Quảng Nam) bị chìm do đứt dây neo làm 2 người mất tích.

Cũng trong ngày 12/10, UBND tỉnh Kon Tum thông tin về hai trường hợp tử vong thương tâm đó là Y Liên, sinh năm 1998 (trú xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), là sinh viên năm 2 Trường Đại học Đà Lạt và Trung úy Phạm Ngọc Hải, sinh năm 1981, trú tại huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

© Ảnh : Trịnh Bang Nhiệm - TTXVNNhiều tuyến đường bị ngập trong nước.
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử - Sputnik Việt Nam
Nhiều tuyến đường bị ngập trong nước.

Trong khi đó, tại Thừa Thiên - Huế, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể sản phụ Hoàng Thị Phượng, trú ở xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, đã không may gặp nạn lật ghe và bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi đẻ.

Khu vực gặp nạn là một cánh đồng, có nước chảy xiết. Công an Huế đã tăng cường 4 xuồng cứu hộ, 6 thợ lặn cùng nhiều phương tiện tìm kiếm sản phụ, tuy nhiên, trời mưa to, nước chảy xiết nên công tác tìm kiếm cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Chị Phượng đã được tìm thấy cách vị trí ghe lật khoảng 100m.

Đến hết ngày 11/10, còn 176 xã, phường/94.277 hộ bị ngập sâu 0,3-1,8m, đặc biệt có nơi ngập sâu đến 3m. Hiện tình trạng ngập lụt, sạt lở còn gây ách tắc ở một số vị trí trên các tuyến giao thông chính như: Quốc lộ 1A, 49A, 49B (Thừa Thiên Huế), đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Quốc lộ 9 (Quảng Trị), Quốc lộ 15 (Quảng Bình).

Về nông nghiệp, có gần 600 héc-ta lúa, 3.900 héc-ta hoa màu bị ngập, bị vùi lấp, gần 2.150 héc-ta thủy sản bị thiệt hại.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, dự báo trong ngày hôm nay, ở Trung Bộ tiếp tục mưa đến hết ngày mai 13/10 nên lũ trên các sông Thừa Thiên Huế, Quảng Trị tiếp tục dao động ở mức cao. Sông Kiến Giang, Thạch Hãn lên lại, các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum xuống dần.

Lực lượng dân quân huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình được huy động sẵn sàng giúp đỡ người dân khi có sự cố - Sputnik Việt Nam
Hơn 8.000 hộ dân ở miền Trung phải di dời tránh lũ

Tại cuộc họp, đại diện Bộ GTVT cho hay, tình trạng gập lụt, sạt lở còn gây nhiều ách tắc tại khoảng 100 điểm trên các tuyến giao thông chính.

Đại diện Bộ GTVT cũng nêu rõ, đối với tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM ở một số nơi ngập cục bộ tại Huế thì ngành đường sắt đã phong tỏa, cấm tàu.

“Hiện đang tổ chức vận chuyển hành khách 'tăng bo' để đảm bảo an toàn”, vị đại diện Bộ GTVT khẳng định.

Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN thông tin cho hay, ảnh hưởng của bão số 6 và mưa lớn, các hồ chứa thủy điện của EVN quản lý đang vận hành theo quy trình liên hồ, đơn hồ.

Hiện tại khu vực miền Trung có 2 hệ thống lưu vực sông đang có 10 hồ xả lũ. Cụ thể, lưu vực sông Hương có hồ A Lưới, Tả Trạch, Hương Điền và Bình Điền; còn lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn có 6 hồ xả lũ là Đắk Mi 4a, Sông Tranh 2, Sông Bung 5, Sông Bung 4a, Sông Bung 4 và A Vương. Tổng lượng xả qua tràn đến 7h sáng nay đã giảm rất nhiều so với đêm qua, xuống dưới 1.000m3/s

Vụ việc cứu tàu Vietship là một ví dụ

Phát biểu tại cuộc họp sáng nay, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài cho biết, mưa lũ chưa qua, hiện Việt Nam còn phải đối mặt với 2 cơn bão số 7 và số 8. Hiện nay mưa lũ ở Trung Bộ gây thiệt hại không nhỏ và chưa khắc phục được toàn bộ.

Người dân xã Minh Hóa phải di chuyển bằng thuyền.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam mưa lũ lịch sử ở miền Trung, sẵn sàng huy động trực thăng cứu người

Theo ông Hoài, thiên tai sắp tới xảy ra ở khắp các tuyến biển, đồng bằng, vùng núi của Việt Nam, phạm vi ảnh hưởng rộng.

Khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên sắp tới khả năng sẽ bị ảnh hưởng liên tiếp của 2 cơn bão số 7 và số 8. Hiện nay mưa lũ ở Trung Bộ gây thiệt hại không nhỏ và chưa khắc phục được hết.

“Thiên tai đợt vừa qua rất lớn, tác động vượt quá khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng của chúng ta. Nhiều khu vực còn thiếu kỹ năng, việc chấp hành luật pháp kém, còn chủ quan, chỉ đạo còn trên giấy tờ, chưa chỉ đạo thực tế ở hiện trường, vụ việc tàu Vietship vừa qua là một ví dụ”, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai cho hay.

Theo vị lãnh đạo, toàn bộ hệ thống cần phải “căng mình tập trung chỉ đạo”, ứng phó với thiên tai kịp thời tránh gây ra những hậu quả từ thiên tai.

Ông Hòa nói, cơn áp thấp nhiệt đới/bão 7 sẽ phức tạp hơn bão số 6 rất nhiều khi tương tác khi đi qua đảo Hải Nam và các hình thái thời tiết khác. Thiệt hại trên biển trong thời gian qua là không nhỏ, cần tiếp tục thông tin hướng dẫn kiểm đếm tàu thuyền.

Ông Phạm Quang Hoài cũng nhắc nhở, do phạm vi rộng nên bên Bộ đội biên phòng và Tổng cục Thủy sản cần nhắc nhở, thông báo ngư dân có ý thức cảnh giác hơn để ứng phó kịp thời.

© Ảnh : TTXVN phátKhắc phục tuyến đường giao thông bị sạt lỡ tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới.
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử - Sputnik Việt Nam
Khắc phục tuyến đường giao thông bị sạt lỡ tại xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới.

Theo đó, những ngư dân trên các lồng bè cần được sơ tán kịp thời khi có thiên tai xảy ra. Bão khả năng đổ bộ vào cuối tuần nên cần tập trung đảm bảo an toàn cho các khu du lịch nhất là trên đảo, bán đảo sẵn sàng cấm các phương tiện du lịch, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho khu vực này khi bão vào.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhấn mạnh, các tàu vãng lai và tàu neo đậu ở các cửa sông năm nào cũng bị ảnh hưởng, năm nay cũng bị thiệt hại nên đề nghị Bộ GTVT kiểm tra và chỉ đạo sát sao về vấn đề này.

Người dân xã Quang Kim, huyện Bát Xát thu hoạch lúa bị ngập úng.  - Sputnik Việt Nam
Đã có 2 người chết, mưa lũ diễn biến phức tạp: Việt Nam khẩn cấp ứng phó

Vị lãnh đạo cũng đề nghị Bộ Ngoại giao liên hệ để ngư dân được tránh trú bão ở các khu vực an toàn trên địa phận các nước bạn. Tăng cường theo dõi, đảm bảo an toàn cho người dân và cung cấp nhu yếu phẩm, y tế, đảm bảo đời sống cho người dân.

“Khôi phục tuyến đường bị chia cắt chịu ảnh hưởng của thiên tai trong thời gian qua nhất là ở khu vực miền núi. Đảm bảo thông suốt giao thông khi có thiên tai xảy ra. Nếu có ngập lụt thì phải đảm bảo an toàn về sản xuất, thu hoạch các sản phẩm lúa đến thời gian thu hoạch”, ông Phạm Quang Hoài chỉ đạo.

Thực tế, hiện nay các hồ chứa ở khu vực miền Trung đang xả lũ theo quy định liên hồ chứa, khoa học theo thủy triều và mức lũ. Tuy nhiên đề nghị, EVN cần theo dõi, chặt chẽ việc xả lũ, tăng cường thông tin cho hạ du trong bất kỳ tình huống xả lũ.

© Ảnh : Văn Tý - TTXVNCông an tỉnh Quảng Bình đã tiếp cận thăm hỏi và trao hàng trăm suất quà cho bà con vùng núi Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy.
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử - Sputnik Việt Nam
Công an tỉnh Quảng Bình đã tiếp cận thăm hỏi và trao hàng trăm suất quà cho bà con vùng núi Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đề nghị lực lượng cứu hộ cứu nạn tổng hợp để có thể hỗ trợ về phương tiện cứu hộ cứu nạn cho các địa phương. Tiếp tục tổng hợp theo quy định về gạo nước, nhu yếu phẩm cần thiết khác để hỗ trợ các địa phương đang chịu ảnh hưởng của thiên tai.

“Ngoài ra chuẩn bị soạn thảo tin nhắn, vừa qua đã soạn 8,9 triệu tin nhắn đến người dân. Và hiệu quả từ việc này rất cao cần tập trung thực hiện”, Tổng cục trưởng Phạm Quang Hoài nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала