Sao Việt Nam điều trực thăng quân sự mà mất 3 ngày mới cứu được thuyền viên tàu Vietship?

© Ảnh : Hồ Cầu - TTXVNTrực thăng do Bộ Quốc phòng điều động đang cứu người trên tàu Vietship 01.
Trực thăng do Bộ Quốc phòng điều động đang cứu người trên tàu Vietship 01. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dù Bộ Quốc phòng đã điều trực thăng quân sự, nhưng vì sao phải mất đến 3 ngày mới cứu hộ được thuyền viên tàu Vietship? Có thể nói, vụ cứu hộ tàu Vietship 01 gặp nạn ở Cửa Việt, vùng biển Quảng Trị trong cơn bão số 6 vừa qua đặt ra nhiều bài học về “chỉ đạo trên giấy tờ”, chủ quan, thiếu kỹ năng, thực hành pháp luật kém trong cứu hộ, cứu nạn.

Về vấn đề vì sao phải mất đến ba ngày để cứu hộ thuyền viên tàu Vietship, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng đại diện Bộ Quốc phòng, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị có thông tin lý giải.

Cập nhật tình hình vụ tàu Vietship 01 gặp nạn ở Cửa Việt, Quảng Trị

Sau hơn ba ngày không có lương thực và nước uống, những thuyền viên tàu Vietship 01 chỉ bám trụ vào ống khói tàu, tranh thủ từng giọt nước mưa, cùng nhau động viên cố gắng chờ lực lượng cứu hộ để sống sót trong lằn ranh sinh tử giữa trùng trùng cơn sóng giữ vùng biển Quảng Trị khi cả miền Trung đang oằn mình chống chọi với mưa bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ lịch sử.

 Người dân dùng thuyền di chuyển tài sản đến cất ở nơi khô ráo. - Sputnik Việt Nam
Khả năng xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp ở Biển Đông, miền Trung đối mặt mưa lũ lịch sử

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, sáng ngày 8/10, do gặp mưa to, sóng dữ, tàu Vietship 01 đang neo đậu tại vùng biển ngoài khơi Cửa Việt đã gặp nạn trôi dạt trên biển và chìm cách bờ khoảng 400m, chỉ còn phần cabin, ống khói và giàn sắt phía sau tàu nổi trên mặt nước, trên tàu lúc đó có 12 thuyền viên.

Vào 22h đêm 8/10, Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp khẩn bàn phương án cứu hộ những thuyền viên gặp nạn. Trong đó, khẩn cấp nhất là tàu Vietship 01 đang neo đậu ở vị trí nguy hiểm với phía ngoài là bãi cạn và phía trong là kè đá. Cùng với đó, sóng biển cao từ 4,5-5m, dòng nước lũ chảy rất xoáy và mạnh nên không có phương tiện cứu hộ nào tiếp cận được.

Cũng tại cuộc họp này, ông Võ Văn Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhận định, tính mạng của các thủy thủ đang được tính từng giây, từng phút trước thiên tai biển cả. Do đó, yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị phối hợp với hai tàu của Hải quân Vùng 3 kịp thời cứu hộ ngay trong đêm.

Để ứng phó cứu các thuyền viên, 12 ngư dân có kinh nghiệm và sức khỏe tốt đã được chính quyền vận động tham gia đội cứu hộ, cứu nạn, đồng thời 4 ngư dân khác được phân công công tác hậu cần.

Tuy nhiên, trong quá trình ứng cứu, thuyền cứu hộ của ngư dân bị sóng to, gió lớn, đánh chìm làm 4 ngư dân rơi xuống biển, trong đó, 1 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn, ba ngư dân còn lại bị mắc kẹt trên tàu Vietship 01.

Sau đó, đến chiều 10/10, tiếp tục có thêm 2 ngư dân bị mắc kẹt trên tàu Vietship 01 được giải cứu. Lúc này trên tàu còn ngư dân Trần Xuân Cường vẫn mắc kẹt lại cùng với các thuyền viên tàu Vietship 01.

Đến 9h10 ngày 11/10, toàn bộ 8 người gồm thuyền viên tàu Vietship 01 và ngư dân mắc kẹt trên tàu Vietship 01 được lực lượng chức năng dùng máy bay trực thăng, đặc công nước giải cứu thành công.

Tính đến nay, trong số các thuyền viên tàu Vietship 01 gặp nạn, có hai người được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị xác định đã tử vong.

Theo đó, từ hôm 10/10, Đồn Biên phòng Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có nhận thông tin có thi thể dạt vào bờ biển. Nạn nhân sau đó được xác định là ông Văn Công H. (sinh năm 1975, trú tại xã Long Hậu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), công nhân trên tàu Vietship 01.

© Ảnh : Hồ Cầu-TTXVNLực lượng đặc công nước quân chủng Hải Quân đang cứu nạn người trên biển.
Sao Việt Nam điều trực thăng quân sự mà mất 3 ngày mới cứu được thuyền viên tàu Vietship? - Sputnik Việt Nam
Lực lượng đặc công nước quân chủng Hải Quân đang cứu nạn người trên biển.

Sau đó sang ngày 11/10, người dân lại phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ biển xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau đó, thi thể trên được xác định là của ông Nguyễn Văn Ch. (sinh năm 1982, trú tại Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) cũng là thuyền viên Tàu Vietship 01.

Chiều ngày 11/10, Chủ tịch Quảng Trị Vũ Văn Hưng đã cùng đoàn lãnh đạo địa phương đến thăm hỏi và động viên các thuyền viên tàu Vietship 01 cùng ngư dân tham gia giải cứu, hiện đang được điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, hiện sức khỏe các thuyền viên tàu Vietship 01 và ngư dân đều ổn định, đã qua cơn nguy kịch, đang phục hồi tốt.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ của bệnh viện tiên lượng, các bệnh nhân có nguy cơ viêm phổi do chịu lạnh trong suốt những ngày qua. Hiện họ vẫn phải nằm viện để điều trị nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, bù nước điện giải và dự phòng viêm phổi.

Vì sao việc cứu hộ thuyền viên tàu Vietship phải mất đến 3 ngày?

Trao đổi với báo chí, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ thông tin cho biết, ngay sau khi nhận được tin tàu Vietship 01 gặp nạn ở Của Việt (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) sáng 8/10, đơn vị đã cứ hai đoàn công tác, thiết lập sở chỉ huy tại hiện trường, phối hợp với địa phương và các đơn vị liên quan lên phương án cứu hộ.

Tàu CSB 8003 lai kéo tàu cá NA 93248 TS về cảng Cửa Lò. - Sputnik Việt Nam
Biển Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định Bộ Quốc phòng đã điều hai tàu hải quân đi cứu nạn lúc 14h ngày 8/10, nhưng gặp sóng cao 4 đến 5m đánh dạt.

“Hơn nữa khu vực tàu Vietship 01 mắc cạn mực nước nông, tàu hải quân không thể tiếp cận”, Phó chánh văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết.

Thiếu tướng Tỵ nhấn mạnh, suốt trong hai ngày 8 và 9/10, các phương án dùng tàu hải quân, tàu kiểm ngư và tàu cá chở ngư dân địa phương ra giải cứu đều không thành công, theo cuộc trao đổi trên VnExpress.

Được Bộ Quốc phòng đồng ý với đề xuất của tỉnh Quảng Trị - huy động trực thăng cứu nạn tiếp cận hiện trường để cứu tàu Vietship 01, phải đến chiều ngày 10/10, tức gần hai ngày sau khi gặp nạn, trực thăng cứu hộ và đơn vị đặc công mới được điều động đến hiện trường.

Từ 18 giờ 45 tối 10/10, máy bay trực thăng của Bộ Quốc phòng đã tiếp cận khu vực tàu Vietship 01 tại khu vực Cảng Cửa Việt thả phao chứa lương thực, thực phẩm, nước uống, vật sơ cấp cứu y tế cùng máy bộ đàm để tiếp tế 9 người mắc kẹt và thả một đầu dây cáp thang xuống tàu và thả đầu dây còn lại vào bờ biển. Tuy nhiên, do trời tối đen, mưa gió lớn nên máy bay trực thăng phải rời đi.

Theo thông tin công bố, trực thăng cất cánh từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lúc 14h46, vào sân bay Đồng Hới tiếp dầu, sau đó tiến thẳng đến vị trí tàu Vietship 01 để rải phao cứu sinh, lương thực và phương tiện liên lạc cho ngư dân, thuyền viên mắc kẹt.

Thiếu tướng Tỵ cho biết, trực thăng cũng thiết lập một sợi dây từ con tàu vào đất liền (khoảng cách 400 mét), nhằm giúp các chuyến tàu cá cứu hộ kết hợp với sợi dây này đưa các thuyền viên và ngư dân mắc kẹt trên tàu hàng vào bờ.

Xử lý các cây xanh bị ngã đổ ra đường gây ách tắc giao thông tại quận Sơn Trà. - Sputnik Việt Nam
Bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Phó Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khẳng định, khi đó gió cấp 6-7, trực thăng không thể bay đứng ở một vị trí để thả dây kéo các thuyền viên lên.

“Nếu dây mắc vào tàu có thể rơi, nguy hiểm tính mạng cả kíp bay. Lực lượng cứu hộ tính toán đủ điều kiện mới có thể cứu hộ, nếu không tổn thất về người sẽ còn nặng nề hơn”, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ cho hay.

Tại hiện trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cũng nhấn mạnh, công tác cứu hộ bằng trực thăng phải tạm ngưng vì gió to, mưa và đêm tối. Ông Đồng cho biết, trực thăng quân sự của Bộ Quốc phòng đã kịp thả một ít thực phẩm ứng cứu những người còn kẹt trên tàu Vietship 01.

Đến sáng 11/10, trực thăng và lực lượng đặc công tiếp tục triển khai cứu hộ. Mỗi lần bay trở lại, trực thăng thả nhân viên cứu hộ theo dây, kéo người bị nạn lên, mất hai phút để cứu người.

Chưa đầy 20 phút tiến hành cứu nạn, trực tăng đã đưa được 6 người mắc kẹt vào bờ.

“Lúc này thời tiết vẫn rất nguy hiểm, nhưng tình thế cấp bách vì tính mạng của người dân nên các cán bộ, chiến sĩ vẫn quyết tâm cứu bằng được”, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ nhấn mạnh.

Liên quan đến việc triển khai cứu hộ của địa phương, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đã thông tin, nửa đêm 8/10, tỉnh có văn bản đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn điều động trực thăng đến cứu các thuyền viên.

Ngoài ra, tỉnh triển khai phương tiện tại chỗ (tàu cá), kết hợp kinh nghiệm, sức khoẻ của ngư dân.

“Phía ngoài hiện trường là bãi cạn, phía trong kè đá, sóng biển cao từ 4 đến 5 mét, dòng nước lũ chảy rất xoáy và mạnh nên phương tiện cứu hộ hiện đại không thể tiếp cận tàu mắc cạn”, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Biên phòng Quảng Trị thông tin.

Đồng thời, trong hai ngày 9 và 10/10, tỉnh Quảng Trị đã huy động 3 tàu cá của ngư dân, trong đó một tàu bị chìm khi ra đến hiện trường

Đáng chú ý, theo tập quán nghề biển, một số ngư dân không đồng ý hỗ trợ tàu cá (bán cho chính quyền để sử dụng cứu hộ) nên việc vận động họ mất nhiều thời gian.

“Mặt khác, một số ngư dân có kinh nghiệm, có khả năng đi biển trong thời tiết mưa gió thì không được người nhà đồng ý”, Đại tá Phương thông tin thêm.

Phó Chủ tịch Hà Sỹ Đồng cũng khẳng định, tỉnh Quảng Trị đã sử dụng hết các các phương án cũng như khả năng của lực lượng tại chỗ.

Ông Đồng cũng thừa nhận, lực lượng cứu nạn tại địa phương còn thiếu thốn nhiều mặt, nhất là phương tiện, trang thiết bị. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã kiến nghị Trung ương hỗ trợ thêm trang thiết bị để lực lượng tại chỗi ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố thiên tai.

Bài học từ vụ cứu hộ thuyền viên tàu Vietship

Ngay sau khi cứu nạn thành công tàu Vietship, các lực lượng chức năng tham gia ứng cứu và chính quyền tỉnh Quảng Trị đã tổ chức họp ngay tại bãi biển để rút kinh nghiệm về công tác cứu hộ, cứu nạn.

Khi đó, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng thẳng thắn chia sẻ, lâu nay địa phương có tổ chức cứu hộ cứu nạn, nhưng tình huống thực tế quá khác biệt, diễn biến mưa lũ cũng khó lường.

“Cho nên dù người dân, các cấp chính quyền địa phương đã huy động toàn bộ người, phương tiện sẵn có, đặc biệt là sử dụng kinh nghiệm của các ngư dân ra để ứng cứu thuyền viên nhưng không thực hiện được. Phải đến khi có trực thăng và lực lượng đặc công nước, thì cuộc cứu nạn mới thành công”, ông Đồng cho biết.

Theo vị lãnh đạo, đây là một bài học kinh nghiệm về công tác chủ động, trang bị thêm các thiết bị cơ sở vật chất, đào tạo cho những lực lượng cứu hộ cứu nạn tinh nhuệ hơn, hiện đại hơn để ứng cứu cho những tình huống sau này.

Cầu An Hội, phường Minh An, thành phố Hội An bị ngập lũ - Sputnik Việt Nam
Quảng Nam: Hàng loạt thủy điện xả lũ, nhiều khu vực bị cô lập

Về việc tại sao ngay trong đêm 8/10 tỉnh Quảng Trị đã đề nghị ứng cứu bằng trực thăng nhưng phải đến tối ngày 10/10, máy bay quân sự của Bộ Quốc phòng mới tới địa phương, một vị lãnh đạo đơn vị tìm kiếm cứu nạn cho hay, do tình hình diễn biến thực tế nên trực thăng chưa đáp ứng được.

Theo vị này, phải chờ điều kiện thuận lợi hơn, khi đó mới có thể giúp được, nên việc điều động trực thăng có sự chậm đi.

Trong khi đó, Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết ngay từ ban đầu tỉnh Quảng Trị đã rất chủ động để đề ra những giải pháp cứu hộ, trong đó tối ưu nhất là trực thăng quân sự.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch tỉnh Quảng Trị, việc điều như thế nào là thẩm quyền của Trung ương vì “họ còn có nhiều thứ phải cân nhắc”.

Liên quan đến tình huống cứu nạn tàu Vietship 01, trao đổi với Thanh Niên, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng), cho biết trong các vụ cứu hộ cứu nạn từ trước đến nay, việc Bộ Quốc phòng điều động máy bay trực thăng thì phải căn cứ vào tình huống thực tế cụ thể, chứ không thể chỉ dựa vào đề nghị từ phía các địa phương.

“Quyết định bay được hay không, cần có ý kiến của cơ quan chuyên môn, ở đây trực tiếp là Quân chủng Phòng không - Không quân”, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng nhấn mạnh.

Theo ông Hùng, Bộ Quốc phòng sẵn sàng điều động máy bay trực thăng, nhưng quyết định bay thuộc về Quân chủng Phòng không - Không quân.

“Còn ở thời điểm ấy (tức ngày 8/10) điều kiện khí tượng, sóng gió khu vực hiện trường quá phức tạp, không đảm bảo an toàn cho máy bay trực thăng bay treo để cứu nạn”, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng nhấn mạnh.

Đáng chú ý, trong cuộc họp sáng nay, 12/10, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Trần Quang Hoài thừa nhận, thiên tai đợt vừa qua rất lớn, tác động vượt quá khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng.

“Nhiều khu vực còn thiếu kỹ năng, việc chấp hành luật pháp kém, còn chủ quan, chỉ đạo còn trên giấy tờ, chưa chỉ đạo thực tế ở hiện trường, vụ việc tàu Vietship vừa qua là một ví dụ”, ông Hoài nêu rõ.
Thủ tướng khen ngợi các lực lượng cứu hộ tàu Vietship 01

Thủ tướng Việt Nam đã có Công điện khen ngợi các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ các thuyền viên bị mất tích, mắc kẹt trên vùng biển Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị.

Công điện của Thủ tướng nêu rõ, những ngày vừa qua, do sóng to, gió lớn, một số thuyền viên bị mất tích và mắc kẹt trên tàu Vietship 01 tại vùng biển cảng Cửa Việt.

Lực lượng dân quân huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình được huy động sẵn sàng giúp đỡ người dân khi có sự cố - Sputnik Việt Nam
Hơn 8.000 hộ dân ở miền Trung phải di dời tránh lũ

Ngay sau khi sự cố xảy ra, công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đã được thực hiện từ phía các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Trị, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, Quân khu 4 và toàn thể các lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của các bộ, ngành, cơ quan, đặc biệt là sự tham gia tích cực, hiệu quả của nhân dân dân địa phương.

Đến sáng 11.10, lực lượng đặc công nước và tổ bay trực thăng của Bộ Quốc phòng đã cứu hộ thành công toàn bộ các thuyền viên vị kẹt trên tàu Vietship 01, đưa về bờ an toàn.

“Thủ tướng Chính phủ biểu dương, khen ngợi tinh thần dũng cảm, không quản ngại hiểm nguy của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn và nhân dân địa phương nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi gặp sự cố trên biển”, công điện khẳng định.

Sáng 12/10, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức buổi lễ tuyên dương, khen thưởng những nỗ lực trong quá trình cứu hộ. Lãnh đạo tỉnh đã trao tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 16 cá nhân là các ngư dân, các tổ tự quản tàu thuyền có tinh thần quả cảm, sẵn sàng dấn thân vào nguy hiểm để cứu hộ các thành viên mắc kẹt trên tàu Vietship 01 trong những ngày qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала