“Rõ ràng là cuộc chiến này sẽ không bắt đầu nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thể hiện rằng họ sẵn sàng tham gia vào nó một cách đầy đủ, và kết quả Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ không bị cuốn vào đó hoàn toàn như vậy. Tôi muốn lưu ý các vị rằng chiến sự bắt đầu như là sự tiếp nối cuộc tập trận quân sự phối hợp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan", - cơ quan báo chí của Hội đồng Bộ trưởng Armenia trích dẫn lời ông Pashinyan.
Ông cho biết, việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào xung đột Karabakh và "kích động chiến tranh" là công khai.
"Hơn nữa, điều này không chỉ được chứng minh bằng những căn cứ mà chúng tôi đã chuyển cho các đối tác của mình, mà còn qua chính những tuyên bố công khai. Cho đến ngày hôm nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục tham gia vào các hành động quân sự. Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyển mộ lính đánh thuê và thành viên của các nhóm khủng bố ở Syria, dùng phương tiện vận tải hàng không của mình đưa chúng đến khu vực xung đột", - Thủ tướng Armenia nói.
Những hành động như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ, theo ông Pashinyan, phản ánh "chính sách bành trướng" của nước này, vì cư dân Armenia ở Nam Kavkaz là rào cản cuối cùng trên con đường của họ tiến về phía đông, phía bắc và phía đông nam.
"Những gì đang diễn ra cần được xem xét trong bối cảnh chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải, ở Syria, ở Iraq, trong quan hệ với Hy Lạp, trong quan hệ với Síp. Đây chắc chắn là chính sách nhằm khôi phục đế chế Thổ Nhĩ Kỳ", - người đứng đầu chính phủ Armenia nhận định.
Leo thang xung đột ở Nagorno-Karabakh
Đụng độ quân sự ở khu vực đường giới tuyến ở Karabakh bắt đầu vào ngày 27 tháng 9. Armenia và Azerbaijan cáo buộc nhau gây ra chiến sự, thông tin báo ở Karabakh xảy ra những đợt pháo kích bắn vào các khu dân cư yên bình của nước cộng hòa tự xưng, bao gồm cả thủ đô Stepanakert. Armenia đã áp dụng thiết quân luật và lần đầu tiên ban bố lệnh tổng động viên, khẳng định rằng Ankara đang tích cực hậu thuẫn Baku. Ở Azerbaijan cũng đã ban hành lệnh động viên nhập ngũ cục bộ.
Đọc thêm: