Vì “Giấc mộng Trung Hoa”, Trung Quốc khó bỏ yêu sách đường lưỡi bò, Việt Nam sẽ thế nào?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đã đến lúc Trung Quốc từ bỏ yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) ở Biển Đông, ngừng các hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước có chung tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này.

Theo nhiều chuyên gia, việc chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò/đường chín đoạn ở Biển Đông, vừa giúp đảm bảo an ninh hàng hải, an toàn, hòa bình trong khu vực, vừa giúp Trung Quốc gia tăng “quyền lực mềm”, gần gũi hơn với các quốc gia Đông Nam Á và các bên có chung tranh chấp.

Tuy nhiên, vì quá nhiều lợi ích ở Biển Đông, nên Trung Quốc khó lòng từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực này, làm bàn đạp để thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”. Việt Nam và các nước có chung tranh chấp ở Biển Đông cần một đối sách khôn ngoan, đúng đắn, tranh thủ được sự ủng hộ, đoàn kết quốc tế để khiến Bắc Kinh hiểu được chân lý – Biển Đông không phải “ao làng” của họ.

Đã đến lúc Trung Quốc đổi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông

TS. Vũ Đăng Minh dẫn ý kiến của TS. Li Nan, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Á (EAI) nhấn mạnh rằng, đây là lúc Trung Quốc cần tử bỏ yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời các phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông

Trong cuộc hội thảo trực tuyến ngày 18/9 vừa qua, ông Li Nan, TS, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm, Trung Quốc cần từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò.

Theo vị chuyên gia này, có ba vấn đề cần chú ý. Thứ nhất là quan điểm rõ ràng và dứt khoát, Trung Quốc cần từ bỏ yêu sách đường 9 đoạn.

Theo đó, đây không còn là quan điểm riêng của chỉ một học giả mà thể hiện một xu thế mạnh mẽ trên trường quốc tế ngày nay – kêu gọi các bên tuân thủ quyền và chủ quyền lịch sử của nhau, lấy thượng tôn pháp luật quốc tế làm tôn chỉ. Theo Vietnamnet dẫn phân tích của TS. Vũ Văn Ninh, tham chiếu phát biểu của nhà nghiên cứu Li Nan và hàng loạt ý kiến các chuyên gia, dư luận, pháp lý và trên thực địa đã nảy sinh những va chạm liên quan đến yêu sách này của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đúng như Tổng Tư lệnh Các lực lượng Vũ trang Philippines, Tướng Gilbert Gapay nhận định, tình hình Biển Đông hiện nay vẫn đang hết sức “căng thẳng”. Theo đó, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước như Philippines, Indonesia, Malaysia… đều mong muốn Trung Quốc từ bỏ yêu sách chủ quyền không có cơ sở pháp lý.

Như đã thấy, thời gian qua, có một cuộc chiến ngầm – nhưng không kém phần quyết liệt gay gắt liên quan đến tình hình Biển Đông – đó chính là “cuộc chiến công hàm”, nhằm phản đối yêu sách chủ quyền theo đường chín đoạn/đường lưỡi bò của Trung Quốc bởi thiếu cơ sở pháp lý và hoàn toàn không được cộng đồng quốc tế công nhận. Tòa Quốc tế cũng đã bác bỏ yêu sách chủ quyền đường lưỡi bò và đường cơ sở thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Có hơn 80 tổ chức, đoàn hội tại châu Âu, Canada, Australia, Mỹ và Nhật Bản đã gửi thư đến lãnh đạo chính quyền và Bộ Ngoại giao của Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, kêu gọi các bên lên tiếng bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.

Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong. - Sputnik Việt Nam
Campuchia sẽ giúp Trung Quốc mở rộng thế lực ở Biển Đông?

Cũng với đó, áp lực quốc tế có xu hướng gia tăng, cộng hưởng với những thách thức, hậu quả từ đường chín đoạn mà theo chuyên gia Li Nan đánh giá, đây là lúc Trung Quốc cần từ bỏ yêu sách.

TS. Vũ Đăng Minh nhấn mạnh, điều quan trọng không chỉ là “nhận thức phải từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò/đường chín đoạn” mà còn cả thời điểm – “đã đến lúc để Trung Quốc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò”.

Thứ hai, theo phát biểu của các nhà chính trị, ngoại giao, học giả quốc tế và ông Li Nan, các chuyên gia cũng nhận định rằng, yêu sách chủ quyền theo đường chín đoạn của Trung Quốc là “nút thắt”, cản trở đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông và chính yêu sách chủ quyền này cũng cản trở quan hệ của Trung Quốc với nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, Philippines cùng nhiều nước khác trong khu vực.

Theo các chuyên gia, việc chính quyền Bắc Kinh thay đổi yêu sách chủ quyền, tuân thủ luật pháp quốc tế sẽ đóng góp cho hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển ở Biển Đông, khu vực.

Bên cạnh đó, việc từ bỏ “Đường lưỡi bò/đường chín đoạn” ở Biển Đông, theo ông Li Nan cũng có thể giúp Trung Quốc gia tăng quyền lực mềm và có được bạn bè ở ASEAN.

Yếu tố thứ bao, ngoài chuyên gia Li Nan, một số học giả Trung Quốc và nhiều ý kiến trên mạng xã hội nước này cũng bày tỏ công khai quan điểm tương đồng. TS. Vũ Đăng Minh cho biết, các chuyên gia như Lý Lệnh Hoa, Trương Quang Nhuệ ngay từ những năm trước (từ 2005) đã lý giải vì sao Trung Quốc nên từ bỏ yêu sách đường chín đoạn.

Cùng với đó, cũng không ít người đặt vấn đề, việc Trung Quốc thay đổi yêu sách đường chín đoạn trên Biển Đông là hiện thực, hy vọng chỉ là ảo vọng?

Theo chuyên gia câu trả lời cho câu hỏi này chính xác nhất là đến từ lãnh đạo Trung Quốc.

Vì sao Trung Quốc khó tự nguyện từ bỏ đường lưỡi bò?

TS. Vũ Đăng Minh cho rằng, quan điểm, chiến lược, chính sách và hành động thực tế của Trung Quốc ở Biển Đông là vấn đề lâu dài, xuyên suốt nhiều thập kỷ; gắn với sáng kiến “Vành đai, Con đường”, “Giấc mộng Trung Hoa”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Công hàm của Anh, Pháp, Đức phản đối Trung Quốc ở Biển Đông: Việt Nam “hoan nghênh”

Đồng thời, các hướng Bắc, Đông, Tây có nhiều trở ngại, còn hướng Nam/Biển Đông là hướng/khu vực thuận tiện, “bàn đạp để Trung Quốc vươn ra thế giới”, do đó dễ hiểu, vì sao Bắc Kinh khó từ bỏ các thủ đoạt nhằm độc chiếm Biển Đông.

Ai cũng biết, Biển Đông không chỉ giàu trữ lượng dầu khí, nguồn tài nguyên phong phú mà còn là một trong những đường vận tải, giao lưu thương mại sôi động nhất thế giới.

“Kiểm soát Biển Đông sẽ khẳng định vị thế, sức mạnh của Trung Quốc đối với các nước trong và ngoài khu vực”, vị chuyên gia bày tỏ.

Không khó để liệt kê những hành động “hung hăng”, mà Mỹ hay chỉ trích chính quyền Trung Quốc là “bắt nạt”, “o ép” bao gồm các hành động chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam tuyên bố chủ quyền), chiếm và cải tạo trái phép nhiều đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa (cũng có chủ quyền của Việt Nam) tăng cường lực lượng, phương tiện quân sự ở Biển Đông.

Chưa hết, giới quan sát cũng nhận thấy, Trung Quốc đã tạo ưu thế nhiều mặt không chỉ với các nước có tranh chấp chủ quyền mà còn với  Mỹ và đồng minh.

“Trung Quốc cho rằng từ bỏ yêu sách cũng giống như từ bỏ tham vọng, “Giấc mộng Trung Hoa”, tự trói tay, là mềm yếu để Mỹ lấn tới!”, TS. Vũ Đăng Minh nhấn mạnh.

Cùng với đó, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ gặp phản ứng từ tư tưởng dân tộc cực đoan, hậu quả của truyền thông tuyên truyền, kích động dư luận. Chưa nói nhưng ai cũng thấy, lực lượng hải quân, hải cảnh, hải giám cũng phản đối từ bỏ đường chín đoạn vì ảnh hưởng đến vai trò, đặc quyền của họ, kéo theo là giảm đầu tư của nhà nước đến các đơn vị này.

Ngày 14 tháng 1 năm 2020. Cảnh sát biển Trung Quốc tới Philippines để tham gia cuộc tập trận chung. Manila - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tự tay phá huỷ uy tín quốc tế bằng hành động ở Biển Đông

Trước sự phản ứng giận dữ của luận quốc tế, Trung Quốc có điều chỉnh đôi chút về chiến lược, giọng điệu của Bắc Kinh trở nên mềm mỏng hơn, nhưng về cơ bản, chính sách “ngoại giao chiến lang” vẫn không thay đổi, hoặc có cũng chỉ là ở bên ngoài, mang tính hình thức.

“Trên các diễn đàn, hội nghị quốc tế, hoạt động ngoại giao, lãnh đạo Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông. Họ né tránh ý kiến phản đối đường chín đoạn bằng “thuyết Tứ Sa” và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”, chuyên gia nêu ý kiến.

Như Sputnik Việt Nam đã từng có loạt bài về chiến tranh pháp lý, về cái gọi là “yêu sách Tứ Sa” của Trung Quốc ở Biển Đông, hàng loạt học giả, nhà nghiên cứu về Biển Đông, khu vực châu Á- Thái Bình Dương cũng đã lên tiếng về vấn đề này.

Hiểu ngắn gọn, thuyết Tứ Sa mang bản chất là sự biến tướng của yêu sách đường chín đoạn và cũng không hề có cơ sở pháp lý chính đáng. Tuy nhiên, theo Trung Quốc, “Tứ Sa” trở thành công cụ pháp lý vì gắn với 4 quần đảo, trong đó có Hoàng Sa (đã bị chiếm đóng trái phép toàn bộ) và Trường Sa (đang chiếm đóng trái phép một phần).

Do đó, theo các chuyên gia, phản đối đường 9 đoạn hay “thuyết Tứ Sa” cũng có nghĩa là phản đối các yêu sách chủ quyền không phù hợp với luật pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc “câu giờ” hoãn đàm phán COC?

Theo bài viết của TS. Vũ Đăng Minh, Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo, đá, gia tăng lực lượng và hoạt động trên Biển Đông, gây sức ép, răn đe các nước có tranh chấp chủ quyền.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink dự tiệc chiêu đãi kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020). - Sputnik Việt Nam
Chính sách về châu Á và Biển Đông của Mỹ ‘không đổi’ dù Trump hay Biden làm Tổng thống

Điển hình, lực lượng hải cảnh, hải giám hỗ trợ hơn 2.000 tàu cá của Trung Quốc tràn xuống phía Nam, nhằm thực thi cái gọi là “quyền kiểm soát chủ quyền thực tế trên Biển Đông”, ngăn chặn, xua đuổi, cản trở các nước khác tiến hành hoạt động kinh tế, khoa học phù hợp với luật pháp quốc tế trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực.

Bằng phương thức tuyên truyền rộng rãi “Trung Quốc là “công xưởng thế giới”, “mắt xích” không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, nhất là khi kinh tế toàn cầu sa sút trầm trọng và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trong đại dịch Covid-19, Trung Quốc gián tiếp khẳng định tầm ảnh hưởng của họ.

Theo các chuyên gia, chính quyền Trung Quốc rất hiểu “vị thế của mình”, họ cho rằng “Trung Quốc rất quan trọng và là không thể thay thế”, thế giới cần Trung Quốc dù có bị phản đối, bị chỉ trích.

Người Trung Quốc đang cố gắng câu giờ, chờ đến thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ với hy vọng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sẽ thay đổi.

“Bằng con bài kinh tế, thương mại và các hoạt động ngoại giao, tuyên truyền, Trung Quốc cũng câu giờ trong việc xây dựng, đàm phán COC với ASEAN, làm cho nó không thực sự ràng buộc, gắn với đòi hỏi ngầm thừa nhận “hiện trạng mới” ở Trường Sa, Biển Đông và ngăn cản sự can dự của Mỹ và các nước ngoài khu vực”, chuyên gia nhận định.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam giơ tay thực hiện nghi thức chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam
Quân đội ASEAN tìm kiếm đối thoại và hợp tác, an toàn Biển Đông
Theo đó, khi quá trình xây dựng COC không đúng dự kiến, Trung Quốc sẽ đổ lỗi cho các nước khác. Trung Quốc không từ bỏ đường chín đoạn, chỉ thay đổi vỏ bọc ngoài bên ngoài (giống như kiểu “thuyết Tứ Sa”) nhằm tránh bị “chửi như té nước vào mặt” và làn sóng phản đối dữ dội từ cộng đồng quốc tế.

Trong khi dư luận các nước tranh luận, tìm đối sách, Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động “âm thầm” kiểm soát Biển Đông với hàng loạt vụ xâm phạm chủ quyền các nước.

“Trung Quốc có quyết tâm chính trị cao trong kiểm soát Biển Đông, có ưu thế về kinh tế, quân sự. Với một nước lớn và thể chế chính trị của Trung Quốc, thì “sức ì chính sách” khá lớn, việc thay đổi đường 9 đoạn, các yêu sách chủ quyền là khó khăn. Suy tính của Trung Quốc là vậy, nhưng mọi sự không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc”, chuyên gia nêu quan điểm.
Việt Nam và các nước nên làm gì?

Hiện nay, như tại hàng loạt diễn đàn lớn trong khu vực và trên thế giới đều nhắc đến màn đối đầu Mỹ và Trung Quốc.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Tấn công Trung Quốc trên mọi mặt trận, Anh Pháp Đức khiến Bắc Kinh lo sợ ở Biển Đông

Ai cũng hiểu đây là hai cường quốc hàng đầu, sở hữu vũ khí hạt nhân, nếu xảy ra chiến tranh thì hậu quả  vô cùng lớn đối với hai bên và cả thế giới. Do đó, chiến tranh, xung đột vũ trang quy mô lớn ít khả năng xảy ra nhưng “chiến tranh lạnh”, đối đầu căng thẳng trên nhiều lĩnh vực diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Đáng chú ý nhất, chính quyền Mỹ gần đây đã có những thay đổi quan điểm về vấn đề Biển Đông.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và nhiều quan chức khác tuyên bố rằng, yêu sách của Trung Quốc về quyền lợi tài nguyên bao trùm hầu hết các vùng Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp.

Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của họ lên khu vực hay như việc Mỹ ủng hộ phán quyết của PCA về Biển Đông.

Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Chính quyền Tổng thống Donald Trump gia tăng các hoạt động FONOP trên Biển Đông (số lần hoạt động năm 2019 nhiều hơn các năm trước, gấp 2-3 lần năm 2015, 2016 thời Tổng thống Barack Obama), đồng thời hỗ trợ các nước trong khu vực kiềm chế Trung Quốc.

Đồng minh của Mỹ và nhiều nước khác cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ tuyên bố của Mỹ, quan ngại về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, yêu cầu các bên hành động kiềm chế, phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này tạo nên áp lực nhất định đối với Trung Quốc.

Tuy vậy, theo các chuyên gia, các nước cũng gặp những vấn đề phức tạp bên trong, nhất là khó khăn về kinh tế, ràng buộc trong quan hệ, hợp tác với Trung Quốc.

Một người lính Việt Nam canh giữ trước U.S. Tàu sân bay USS Carl Vinson sau khi cập cảng Đà Nẵng, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Một lần nữa lại nhắc đến Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông

Cụ thể, đối với một số nước không có tranh chấp chủ quyền, thách thức ở Biển Đông vẫn trên thực tế vẫn là “lửa chưa gây cháy nhà mình”.

Do đó, việc tham gia các hoạt động thực tế kiềm chế Trung Quốc do Mỹ khởi xướng cũng có mức độ.

Thực tế, nếu chỉ một mình Mỹ hành động, cùng với tuyên bố phản đối đường 9 đoạn của một số nước là chưa tạo đủ áp lực buộc Trung Quốc từ bỏ yêu sách.

“Xây dựng cơ chế an ninh kiềm chế va chạm, ngăn chặn các hành động gây căng thẳng, xung đột là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là thúc đẩy Trung Quốc thay đổi yêu sách chủ quyền Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, không có lợi cho hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác phát triển của khu vực, các nước và của chính Trung Quốc”, chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, trỗi dậy dẫn dắt khu vực, thế giới, Trung Quốc cần môi trường thuận lợi, sự ủng hộ của các nước.

Theo nhà nghiên cứu Việt Nam, làm cho Trung Quốc thấy rõ lợi ích thu được (nếu thay đổi) và cái giá đắt khi cố duy trì yêu sách chủ quyền Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, với xu thế chung, chính là thúc đẩy Trung Quốc tự thay đổi. Muốn vậy, các nước (gồm cả Việt Nam) phải đồng thuận cao cả trong tuyên bố và hành động, vì lợi ích chung và hòa bình ở khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала