"Theo thông báo về chương trình tài trợ này, sẽ xem xét lựa chọn các đề xuất nhằm trực tiếp chống lại việc phát triển và cải tiến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, tăng mức độ tuân thủ trên thế giới đối với các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng như các biện pháp hạn chế đa phương và song phương khác" - hồ sơ mời đăng ký tham gia chương trình quy định.
Theo nhận định của Bộ Ngoại giao Mỹ, Iran đang tiếp tục cải thiện tiềm lực tên lửa của mình. Các chuyên gia Mỹ cho rằng những hoạt động như vậy của Tehran "đe dọa lợi ích an ninh quốc gia Hoa Kỳ" và được cho là đi ngược lại các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ quan tâm đến việc xây dựng các biện pháp chống lại hoạt động vận chuyển bất hợp pháp và tài trợ cho việc phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như hành vi đánh cắp qua mạng và chuyển giao công nghệ, vật tư liên quan đến việc chế tạo tên lửa đạn đạo.
Chương trình dự kiến triển khai vào ngày 1 tháng 10 năm 2021. Thời hạn thực hiện sáng kiến là 12 tháng, tổng kinh phí - 5 triệu USD (giá trị mỗi khoản tài trợ dao động từ 25 đến 250 nghìn USD).
Đối tượng đăng ký tham gia chương trình có thể là các tổ chức thương mại hoặc phi thương mại, các cơ sở giáo dục tư nhân và công lập, các tổ chức quốc tế.
Trước đó, được biết lệnh cấm xuất khẩu và nhập khẩu vũ khí, ngoại trừ công nghệ tên lửa, đã ngừng áp dụng đối với Iran.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí được quy định trong Nghị quyết 2231 ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hoa Kỳ vẫn kiên quyết chống lại việc bãi bỏ các hạn chế này.