Vài bàn luận xung quanh việc cứu hộ cứu nạn tại miền Trung

© Vũ Sinh - TTXVNGiao thông Quảng Bình thiệt hại nặng do mưa lũ
Giao thông Quảng Bình thiệt hại nặng do mưa lũ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lực lượng cứu nạn cứu hộ của Việt Nam là lực lượng chuyên nghiệp. Lực lượng này được đào tạo cơ bản, được rèn luyện qua cả thao thường và thực tế. Vấn đề còn lại là phương tiện và điều kiện.

Cả nước Việt Nam đang cùng chung sức với miền Trung khắc phục hậu quả bão, mưa, lũ lụt mà đã gây thiệt lớn rất lớn cả về người và tài sản. Hoạt động từ thiện “bùng nổ”. Những tiếng nói sẻ chia mất mát và khó khăn vang lên khắp nước. Song song với đó là những bình luận về nguyên nhân gây ra những hậu quả lớn như vậy, chủ yếu là về nạn phá rừng kéo dài hàng chục năm qua, nhiều lời phê phán, chỉ trích lực lượng cứu hộ - cứu nạn. Có nhiều ý kiến nói về sự hiệu quả và không hiệu quả của công việc cứu nạn cứu hộ của lực lượng cứu nạn cứu hộ Việt Nam. Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu vấn đề này.

Từ câu chuyện cứu nạn ở Thủy điện Rào Trăng 3

Theo nguồn tin Sputnik có được, tai nạn sạt lở đất ở Thủy điện Rào Trăng 3 được người dân thông báo bằng điện thoại di động cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 12-10-2020. Một điểm quan trọng là trong số nhưng người bị kẹt lại tại Rào Trăng 3 có 3 chuyên gia người Ấn Độ. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu Quân đội mà trực tiếp là Quân khu 4 phải vào cuộc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Khắc phục hậu quả mưa lũ: cấp phát cho 5 tỉnh miền Trung, mỗi tỉnh 100 tỷ đồng

Tuy nhiên, do một tai nạn sạt lở đất đá tại Trạm kiểm lâm Sông Bồ (Trạm 67) vùi lấp đoàn công tác của Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế nên thay vì cứu hộ Rào Trăng 3, nhiệm vụ trước mắt được chuyển đổi là cứu hộ cho Đoàn công tác Quân khu 4. Cuộc cứu hộ tại Trạm Kiểm lâm Sông Bồ kết thúc ngày 16-10-2020 nhưng không còn ai sống sót sau tai nạn đó. 11 sĩ quan Quân đội, trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó tư lệnh Quân khu 4 hy sinh. Cùng bị tử nạn còn có Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyệ Phong Điền và Trưởng ban tuyên truyền của Cổng thổng tin điện tử thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

© Ảnh : TTXVN phát Lực lượng chức năng giải cứu người dân bị mắc kẹt, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Vài bàn luận xung quanh việc cứu hộ cứu nạn tại miền Trung - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chức năng giải cứu người dân bị mắc kẹt, tỉnh Thừa Thiên - Huế

Vì tuyến đường 71 lên Rào Trăng 3 bị chia cắt làm nhiều đoạn do sạt lở núi nên lực lượng cứu hộ phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục từng đoạn, để tiếp cận Nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 trước. Điều may mắn là 3 chuyên gia Ấn Độ cùng hơn 30 công nhân của Công trường thủy điện Rào Trăng 3 đã băng qua rừng theo kiểu cắt phương vị mà đi về Nhà máy thủy điện rào Trăng 5 lánh nạn an toàn. Sau đó, họ đã được đưa về Thừa Thiên Huế.

“Vì việc tiếp cận Công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 theo tuyến đuờng bộ 71 gặp khó khăn do bị dạt trượt nhiều đoạn nên Công an Thừa Thiên - Huế được huy động để mở một tuyến thủy lộ đi xuyên qua hồ thủy điện Hương Điền đi sang thượng nguồn sông Bồ rồi lên Công trường Rào Trăng 3. Tuyến thủy lộ này có ưu điểm là tiếp cận nhanh nhưng thuyền và cano chỉ có thể chở người và dụng cụ cầm tay, không thể chở theo các phương tiện nặng, trong khi khối lượng đất đá vùi lập Nhà điều hành công trường Thủy điện Rào Trăng 3 là hàng chục nghìn mét khối. Vì vậy, lực lượng cứu hộ của Công an tỉnh chỉ có thể trinh sát địa hình địa vật, phục vụ cho việc đào bới khi các phương tiện nặng (máy xúc, máy ủi .v.v…) vào được hiện trường”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề quân sự và chính trị chia sẻ thông tin với phóng viên Sputnik.

Đến việc… lực lượng cứu hộ-cứu nạn Việt Nam có thực sự chuyên nghiệp hay không?

Xung quanh việc cứu nạn ở Rào Trăng 3 và việc xử lý tình trạng khẩn cấp liên quan đến bão, lũ, lụt vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên cần có một lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp, đặc nhiệm, được trang bị và huấn luyện tốt, như Bộ các tình trạng khẩn cấp của Nga.

Các lực lượng khắc phục khẩn cấp khu vực sạt lở bờ biển. - Sputnik Việt Nam
Mưa bão, thiên tai “đặc biệt dị thường”, Việt Nam nhắc lại bài học lũ chồng lũ năm 2016

Những ý kiến đó phần lớn dựa trên những hình ảnh được chiếu trên các bộ phim hành động của Hollywood chứ không xuất phát từ tình hình thực tế. Về đường không, các trực thăng cứu hộ không có bãi đáp để hạ cánh trong điều kiện địa hình Rào Trăng 3 là khe núi hẹp, lại vừa trải qua sự biến đổi địa hình do lở đất. Mặt khác, máy bay trực thăng rất dễ gặp tai nạn ở các khe núi, nơi có các luồng gió bất thường. Và sau cùng là việc đào bới trên mặt đất không phải là việc có thể làm được từ trên không.

“Tôi muốn nhấn mạnh một điều là lực lượng cứu hộ của Việt Nam là lực lượng chuyên nghiệp. Các sĩ quan chỉ huy Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Việt Nam được đào tạo cơ bản; các chiến sĩ cũng được rèn luyện qua cả thao thường và thực tế. Vấn đề còn lại là phương tiện và điều kiện. Về phương tiện, việc huy động máy móc đào bới cỡ lớn cần có đường giao thông trên bộ. Trong khi đó thì đường giao thông trên bộ đã bị phá hủy nhiều đoạn nên dù có máy móc hiện đại như Nga, như Mỹ cũng không thể dưa máy móc tiếp cận hiện trường ít nhất trong vòng 72 giờ. 
Về điều kiện tự nhiên thì nếu bị vùi lấp bởi đất đá khô, con người vẫn có thể có các “kẽ hở” để thở và hy vọng được cứu sống. Nhưng khi sạt lở đất đá do mưa lớn thì bùn non không thể cho một “kẽ hở” nào cho con người có thể qua đó mà thở được. Vì vậy, cái chết do không thở được sẽ đến rất nhanh. Không phải là 72 giờ nữa mà chỉ trong vòng không quá 7 phút. Vì vậy, mọi ý kiến chê trách lực lượng cứu hộ cứu hộ Việt Nam thiếu chuyên nghiệp đều là các ý kiến viển vông, thiếu thực tế, thiếu hiểu biết”, -  Đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề quân sự và chính trị nói với Sputnik.

Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Theo Nghị định 30/2017/NĐ-CP về Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngày 21-3-2017 Việt Nam có hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ Trung ương đến địa phương:

  • Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn;
  • Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các Bộ, ngành;
  • Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thuộc huyện (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn địa phương).
  • Các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
“Các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn bao gồm Bộ Quốc phòng Bộ Công an, Bộ Công Thương và Bộ Y tế. Như vậy, có thể thấy thiên tai và tai nạn có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau và nằm trong lĩnh vực phụ trách của nhiều đơn vị khác nhau. Bản thân các đơn vị này đều có những bộ phận chuyên trách về tìm kiếm cứu nạn, như Bộ Quốc phòng thì có Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không, Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc, miền Trung; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung; Hay Bộ Giao thông vận tải thì có Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực; Các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không trực thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam. Tức là Việt Nam không có một bộ tình trạng khẩn cấp. Công tác cứu hộ cứu nạn là hoạt động phối hợp do một đầu mối là Ủy Ban Quốc gia”, - Nhà báo Đặng Quân chia sẻ thông tin và bình luận với Sputnik.

Như vậy, hệ thống tổ chức công việc ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có dàn trải không, và tiếp theo là có hiệu quả hay không?

“Đến nay chưa ai nói mô hình này không hiệu quả hay việc có một bộ chuyên trách thì việc tìm kiếm cứu nạn sẽ tốt hơn. Bởi như đã nói ở trên, tai nạn hay thiên tai rất bất thường, thiên hình vạn trạng và nhiều khi xảy ra trong phạm vi chức trách của các bộ ngành khác nhau. Bởi thế mà mỗi bộ, ngành lại có những cơ quan chuyên tìm kiếm cứu nạn riêng biệt”, - Nhà báo Đặng Quân bình luận tiếp với Sputnik.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tính hiệu quả của tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở Việt Nam là một vấn đề cần được chú ý nhiều hơn.

Lũ chồng lũ khiến hơn 34.000 nhà dân ở Quảng Bình ngập lụt. - Sputnik Việt Nam
Miền Trung sắp đón bão lớn mới?

Từ thực tế những gì diễn ra trong những ngày qua tại miền Trung của Việt Nam có thể thấy rằng lực lượng cứu hộ cứu nạn của Việt Nam được trang bị còn thô sơ và thiếu thiết bị, nhất là lực lượng này ở các địa phương.

“Tôi cho rằng, các địa phương với sự trợ giúp của Trung ương cần trang bị thiết bị cứu hộ cứu nạn nhiều hơn, hiện đại hơn, ví dụ như ca nô công suất lớn, tàu có thể di chuyển ở mọi địa hình,… dùng trong cứu hộ cứu nạn. Những tỉnh bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt hàng năm cần phải đầu tư mạnh các phương tiện cứu hộ cứu nạn”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Minh nói với Sputnik.
“Người Việt Nam chúng ta có tấm lòng “lá lành đùm lá rách”. Điều này chúng ta thấy rất rõ trong làn sóng từ thiện giúp đỡ miền Trung đang diễn ra hiện nay. Nhưng, một điều cũng có thể thấy là nhiều sự giúp đỡ đã không hợp lý. Năm nào người dân miền Trung cũng phải đối phó với bão, lũ lụt, rất nhiều tiền ủng hộ đồng bào, nhưng lực lượng cứu hộ cứu nạn của các địa phương thì được trang bị như thế nào? Tôi nghĩ, khó có ai phủ nhận tính chuyên nghiệp của lực lượng cứu hộ cứu nạn Việt Nam, nhưng vấn đề trang thiết bị hiện đại, hiệu quả cần được đặc biệt chú trọng. Vấn đề này trước hết thuộc trách nhiệm của các địa phương và chính phủ”, -  Nhà phân tích Việt Hoàng phát biểu với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала