Hoa Kỳ không thích nền dân chủ ở Myanmar

© AP Photo91 đảng và 90 ứng cử viên độc lập tham gia bầu cử Myanmar
91 đảng và 90 ứng cử viên độc lập tham gia bầu cử Myanmar - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mỹ đang dạy Myanmar cách tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 8/11. Yêu cầu Myanmar tuân theo hệ thống dân chủ Mỹ không gì khác hơn là sự can thiệp vào công việc nội bộ, theo các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn.

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị David Hale kêu gọi lãnh đạo dân sự Myanmar Aung San Suu Kyi tổ chức cuộc bầu cử quốc gia đáng tin cậy, minh bạch và toàn diện, theo hãng tin Agence France-Presse (AFP) từ Washington. Cuộc điện đàm diễn ra theo sáng kiến ​​của phía Mỹ vào ngày 27 tháng 10. David Hale bày tỏ lo ngại về sự phân biệt đối xử với người Rohingya. Ông thúc đẩy chính phủ Myanmar chấm dứt xung đột trên cả nước và đảm bảo sự trở về tự nguyện, an toàn, trang trọng và bền vững của người Rohingya và những người tị nạn khác, thông tin cho biết.

Dân tị nạn người Rohingya đổ lên bờ với đồ đạc của họ sau khi vượt biên giới đường biển giữa Bangladesh và Myanmar. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố về leo thang bạo lực ở Myanmar

Hoa Kỳ thường áp đặt các tiêu chuẩn nhân quyền của mình lên các quốc gia khác, can thiệp vào công việc nội bộ của họ, Zhou Rong - chuyên gia về các vấn đề thời sự quốc tế, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, ghi nhận trong một cuộc phỏng vấn bằng văn bản với Sputnik:

“Hoa Kỳ ban đầu rất hài lòng khi bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Nhưng sau khi bà lên nắm quyền, Myanmar bắt đầu phát triển nền dân chủ của mình, và gây ra sự bất bình lớn ở Hoa Kỳ. Hơn nữa, thái độ của họ đối với bà Aung San Suu Kyi chuyển từ ủng hộ sang chỉ trích gay gắt, yêu cầu bà phải tuân theo mô hình dân chủ Mỹ, điều có thể gọi là vô lý. Vấn đề người Rohingya cũng vậy. Lúc đầu, Mỹ và phương Tây tỏ ra thờ ơ hoàn toàn, vì họ không quan tâm đến số phận của người Hồi giáo Rohingya. Nhưng sau đó Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng nó để tấn công chính quyền Myanmar, cho rằng hệ thống chính trị nước này được cho là không phù hợp với các lý tưởng của nền dân chủ Mỹ. Bây giờ họ yêu cầu Myanmar tổ chức bầu cử phù hợp với các nguyên tắc Mỹ. Hệ thống dân chủ hiện có ở đất nước này, vốn phù hợp với chính người Miến Điện, không được người Mỹ tính đến. Do đó, Hoa Kỳ hiện không hài lòng với các hoạt động của bà Aung San Suu Kyi và chính phủ Myanmar. Hoa Kỳ áp đặt các tiêu chuẩn nhân quyền của riêng mình lên các quốc gia khác dù có hoặc không có lý do, trong khi sự phân biệt chủng tộc trong cách đối xử với người da đen và người gốc Tây Ban Nha không cho Hoa Kỳ quyền trở thành một thẩm phán quốc tế về công lý và đạo đức. Đây chẳng qua là sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của các nước khác".
© Sputnik / Stringer / Chuyển đến kho ảnhThứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị David Hale
Hoa Kỳ không thích nền dân chủ ở Myanmar - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề chính trị David Hale

Aung San Suu Kyi không cần Hoa Kỳ nhắc nhở

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2015 ở Myanmar. Đây là cuộc bầu cử tự do và phổ thông đầu tiên sau 25 năm được nước ngoài công nhận rộng rãi. Trước đó, vào năm 1990, người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi đã thắng cử, nhưng chính phủ quân sự Myanmar khi đó phớt lờ cuộc bỏ phiếu. Hiện nay Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ tham gia cuộc bầu cử với tư cách là đảng cầm quyền, và có khả năng độc lập đảm bảo quyền tự do và công bằng thể hiện ý chí của công dân, theo Aida Simonia - chuyên gia Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

© REUTERS / SHWE PAW MYA TINNhững người ủng hộ đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) biểu tình trước cuộc tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11 ở Myanmar
Hoa Kỳ không thích nền dân chủ ở Myanmar - Sputnik Việt Nam
Những người ủng hộ đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) biểu tình trước cuộc tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11 ở Myanmar
“Các lời khuyên của Mỹ bị nhìn nhận một cách tiêu cực, bởi vì Myanmar không chấp nhận sự can thiệp vào công việc của họ. Đặc biệt là về vấn đề người Rohingya, đây là vấn đề duy nhất mà ý kiến ​​của đa số các chính trị gia và người dân trùng khớp với nhau. Họ tin rằng người Rohingya không phải là công dân của Myanmar và do đó không có quyền bầu cử. Do đó lời kêu gọi của nhà ngoại giao Mỹ không đóng vai trò gì ở đây. Đây chỉ là một nỗ lực để chỉ ra Hoa Kỳ có lợi ích của mình ở Myanmar. Họ yêu cầu bầu cử trung thực và công bằng. Tất nhiên sẽ diễn ra trung thực và công bằng, nhưng không có lời khuyên của Mỹ trong đó,  vì lần này, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, các cuộc bầu cử được cùng tổ chức  bởi đảng cầm quyền và đảng đối lập trước đó, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Chính bà đã phải chịu đựng vào năm 1990 khi quân đội không công nhận chiến thắng của mình. Kể từ đó, đảng này luôn kêu gọi các cuộc bầu cử tự do, công bằng và hợp lý ở Myanmar. Bây giờ vì một số lý do mà cách nói này đã được người Mỹ áp dụng, theo cách hiểu của họ, nghe có vẻ kỳ lạ và buồn cười".

Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của Myanmar giải quyết vấn đề người Rohingya

Trong khả năng của mình, Trung Quốc hỗ trợ Myanmar giải quyết tình hình nhân đạo xung quanh người Rohingya, đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển cho tất cả các cộng đồng ở bang Rakhine. Về phần mình, sự hỗ trợ của Trung Quốc kích thích Myanmar cùng giải quyết vấn đề tị nạn với Bangladesh, đồng thời cho phép nước này chống lại thành công các nỗ lực can thiệp vào giải pháp từ các thế lực bên ngoài.

Bộ trưởng Thương mại Myanmar, ông Than Myint - Sputnik Việt Nam
Vì đâu phương Tây cố ngăn cản phát triển hợp tác Trung Quốc-Myanmar?

Ngày 1/9 tại Naypyidaw, Tổng thống Myanmar Win Myint và Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi tại cuộc hội kiến ​​với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chánh Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương, đã bày tỏ sự cảm ơn Trung Quốc đã ủng hộ và giúp đỡ đạt được hòa bình và phát triển ở Myanmar.

Họ cũng đánh giá cao vai trò xây dựng của Trung Quốc  trong quá trình hòa bình ở Myanma.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала