Thịt chó ở Campuchia và châu Á: Không còn được ưa do dịch bệnh coronavirus

© AP Photo / Heng SinithNhững con chó bị nhốt trong lồng, Phnom Penh.
Những con chó bị nhốt trong lồng, Phnom Penh. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong 7 năm qua, chị Khath Hach và người chồng luôn thức dậy từ 2 giờ sáng, ra khu chuồng trại phía sau nhà họ ở miền trung Campuchia, khênh chiếc lồng sắt có thể chứa tới 5 con chó cỡ vừa ra khúc sông gần đó để dìm chết những con vật.

Nghề kinh doanh man rợ

Cặp vợ chồng chủ lò mổ chó ở làng Chi Meakh cạo sạch lông những con chó, xẻ thịt và chất lên chiếc xe máy của gia đình. Sau một giờ chạy xe, khoảng 6h30 sáng họ đến khu chợ chuyên bán món «đặc sản» - sach pises. Công việc vừa nặng nhọc về thể lực vừa làm hao tổn tinh thần, - chi Khath Hach thú thật.

Campuchia - Sputnik Việt Nam
Tỉnh du lịch Campuchia cấm buôn bán thịt chó
«Mỗi lần giết chó tôi đều rất buồn và không cam lòng vì thực sự khổ tâm khi phải bắt lấy những con vật rồi sát sinh».

Vì vậy, vào đầu tháng 7 khi ở Siem Reap cấm buôn bán thịt chó, chị Hach lại thấy mừng. Lệnh cấm đã làm hài lòng cả các nhân viên Sở thú và thành viên Hội bảo vệ động vật, từ lâu nay thường lên án «hoạt động kinh doanh tàn bạo và man rợ» này, còn các đại diện cơ quan chăm sóc sức khoẻ cộng đồng thì hy vọng lệnh cấm sẽ giúp hoá giải vấn đề bệnh dại trong nước.

Coronavirus nhắc về mối đe dọa từ bệnh cúm động vật

Bước đi này được thi hành trong bối cảnh đại dịch coronavirus thu hút sự chú ý đến sự đe dọa do các bệnh lây truyền từ động vật sang người và vai trò hủy diệt tiềm ẩn chứa trong các loại thịt khác lạ. Các nhà khoa học vẫn đang điều tra nguồn gốc của COVID-19, nhưng không loại trừ là căn bệnh này có thể gia nhập danh sách dài các bệnh lây truyền từ động vật sang người, gồm cả bệnh sốt Ebola và dịch hạch.

Жители на улице Донецка  - Sputnik Việt Nam
Chó cũng có thể là loài vật truyền bệnh coronavirus

Theo dữ liệu của WHO, tại nhiều nước đang phát triển ở châu Phi và châu Á, mỗi năm bệnh dại gây ra hàng chục nghìn ca tử vong. Virus tấn công hệ thần kinh trung ương gây phù não và tủy sống. Virus lây truyền từ động vật bị nhiễm bệnh qua nước bọt, trong đó bệnh dại do chó cắn chiếm hơn 99% các trường hợp trên toàn thế giới.

Theo chuyên gia dịch tễ học Veronique Chevalier từ Viện Pasteur ở Phnom Penh, trên bình diện này Campuchia dễ bị tổn thương bởi số lượng chó trong nước rất lớn, mà đa phần chưa được tiêm phòng - cứ 5 người thì có một chưa qua tiêm chủng ngừa bệnh. Theo các nghiên cứu, gần một nửa số chó ở Campuchia có thể nhiễm bệnh dại, rõ ràng là con số thống kê đáng báo động cho thấy có khoảng 600.000 người bị chó cắn mỗi năm.

Việc buôn bán thịt chó làm vấn đề trầm trọng thêm vì gia tăng nguy cơ bị chó cắn đối với những người buôn, giết mổ và bán thịt chó.

«Thêm vào đó, người ta thường bán những con vật nhiễm bệnh dại trên thị trường mặc dù WHO «hết sức khuyến cáo» không ăn thịt nếu thiếu vắng bằng chứng là thịt không gây nhiễm trùng», - bà Katherine Polak từ tổ chức bảo vệ động vật Four Paws cho biết.

Nghề nguy hiểm chết người, tàn ác, nhưng có lãi

Siem Reap nắm giữ bí mật tối tăm: nơi đây là địa hạt của nghề buôn bán thịt chó. Tổ chức bảo vệ động vật Four Paws thông báo rằng trong nước mỗi năm có tới 3 triệu con chó bị giết thịt: nhiều con trong số đó là chó nhà nuôi bị bắt trên đường phố, đưa đến các lò mổ như của gia đình chị Khath Hach hoặc các cơ sở kinh doanh lớn hơn, sau đó phanh thây trước khi đưa đến các nhà hàng ở Phnom Penh để thành món ăn.

Hai ngày một lần, những người đàn ông đi xe máy chở chó từ Siem Reap đến nhà Khath Hach. Không nói đến khía cạnh đạo đức tâm linh của vấn đề, Khath Hach luôn nơm nớp sợ bệnh dại. Chị từng chứng kiến cảnh con gái hàng xóm chết thảm vì bệnh dại như thế nào, thấy cái chết của một người bạn bị con chó cắn trước khi mổ thịt.

«Anh ấy chủ quan và không tiêm phòng dại», - chị nói, ám chỉ việc điều trị dự phòng sau khi tiếp xúc với virus.

Bất chấp nỗi sợ hãi trong lòng, vì kế mưu sinh Khath Hach cùng chồng chị đã làm nghề giết mổ chó suốt nhiều năm, giống như hàng nghìn người khác. Mà đây là việc kinh doanh có lãi. Từ một con chó có thể kiếm được tới 25 USD, khoản tiền đáng kể ở một nước mà người lao động có thu nhập tối thiểu chừng 210 USD một tháng.

Vẫn có nhu cầu với món «cầy tơ» ở châu Á

Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận ở các nước châu Á khác, nơi thịt chó là món ăn, chủ yếu ở Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tại Trung Quốc, đất nước tiêu thụ thịt lớn nhất (có tới 20 triệu con chó bị giết thịt mỗi năm), buôn bán chó để làm thịt là cả một ngành nghề định hướng vào lợi nhuận, liên hệ chặt chẽ với tội phạm có tổ chức.

Các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền thừa nhận rằng họ có thể đánh giá mức tiêu thụ thịt chó chỉ vì tính chất phi pháp của nghề kinh doanh này. Cũng xác đáng như theo nghiên cứu của Four Paws, chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số ăn thịt chó - khoảng 12% ở Campuchia, 11% ở Việt Nam, 7% ở Indonesia và chỉ 1 - 2% ở các đô thị lớn như Hà Nội và Jakarta. Theo dữ liệu từ cuộc thăm dò năm 2016 ở Trung Quốc, 70% những người được hỏi cho biết trong đời chưa bao giờ nếm thử món thịt chó.

Người bán chó chờ người mua tại lễ hội thịt chó - Sputnik Việt Nam
Địa phương Trung Quốc mở hội thịt chó, tuy trước đó cấm ăn loại thịt này
Dù vậy chăng nữa, vẫn hiện hữu nhu cầu đối với món thịt này.

«Một số người nghĩ rằng thịt chó là thuốc bổ, còn những người khác cho rằng ăn thịt chó sẽ «giải đen», mang lại may mắn. Nhiều phụ nữ ở Campuchia tin rằng thịt chó giúp điều hoà kinh nguyệt và «thay máu» sau khi sinh con. Ở Trung Quốc, tục lệ này tồn tại từ hơn 2.000 năm trước. Tại một vài địa phương Việt Nam, món thịt chó tượng trưng cho sự giàu có trên bàn ăn», - chuyên gia Kike Yuen từ tổ chức World Dog Alliance cho biết.
Những thay đổi tích cực đầu tiên

Tuy nhiên, gần đây đã có thay đổi đáng chú ý. Ngoài Siem Reap, thịt chó còn bị cấm ở Nagaland vùng đông-bắc Ấn Độ và ở Thâm Quyến, Chu Hải thuộc miền nam Trung Quốc. Trong năm nay, chính phủ CHND Trung Hoa cũng loại chó ra khỏi danh sách «các động vật đất liền có thể ăn thịt», đưa chó thành loại thú cưng. Năm 2018, Hà Nội công bố kế hoạch đến năm 2021 cấm tiêu thụ thịt chó tại trung tâm thành phố.

Trên bình diện rộng hơn, vào tháng Hai năm nay Trung Quốc đã cấm buôn bán và tiêu thụ thịt động vật không phổ biến, trong bối cảnh ngờ rằng đại dịch COVID-19 khởi đầu từ một khu chợ Vũ Hán. Còn Việt Nam đã đưa ra các hạn chế tương tự vào tháng Bảy.

«Hiển nhiên đại dịch đã khiến phải chú ý nhiều hơn đến mối đe dọa của bệnh lây truyền từ động vật. Chúng tôi biết rằng khoảng 70% bệnh truyền nhiễm ở người khởi nguyên từ động vật», - chuyên gia dịch tễ học Gregory Grey từ ĐHTH Duke cho biết.
Châu Á – một nơi trú ngụ của virus

Trong lịch sử châu Á từng là điểm nóng về những căn bệnh truyền nhiễm. Cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên xuất hiện ở Hồng Kông năm 1997, virus Nipah phát hiện ở những người chăn nuôi lợn Mã Lai năm 1999 và SARS phát hiện ở Quảng Đông năm 2002.

Chó và mèo - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lần đầu tiên cấm ăn thịt chó và thịt mèo
«Đây là khu vực dễ bị tổn thương vì hàng loạt lý do. Ở châu Á có mật độ dân số cao khi người sống gần gũi động vật, tất cả lẫn lộn», - chuyên gia Gregory Grey đánh giá.

Nhịp độ tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng những thập kỷ gần đây đã làm vấn đề càng thêm trầm trọng.

«Chúng ta ngày càng xâm lấn mạnh hơn vào môi trường sống của động vật hoang dã, làm tăng khả năng lây truyền mầm bệnh từ thú hoang sang gia súc gia cầm và vật nuôi trong nhà tồi tiếp đến là con người», - chuyên gia dịch tễ học-thú y Navneet Dhand từ ĐHTH Sydney nhận xét.

Theo ý kiến của chuyên gia Dhand, nhu cầu về protein động vật, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cũng tăng rõ rệt và hiện chiếm đến 20% khẩu phần ăn hàng ngày, trong khi những năm 1960 chỉ số này là 10%. Tình hình đó dẫn đến sự xuất hiện của các «trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm với mật độ đông đặc».

Làm thế nào để ngăn chặn dịch bệnh trong tương lai?

Dù sao chăng nữa, các chính khách châu Á có thể thực hiện những bước đi để ngăn chặn những cơn đại dịch tương lai. Điều quan trọng nhất trong đó xuất phát điểm nhận thức, công nhận rằng sức khỏe của cộng đồng người ràng buộc chặt chẽ với sức khỏe động vật và trạng thái môi trường - khái niệm đã có tên gọi là One Health.

Chó trong chuồng, Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Ăn thịt chó mèo bị đầu độc xyanua ở Việt Nam: Sướng miệng, hại thân

Như WHO mô tả, One Health là «cách tiếp cận để hoạch định và thực thi các chương trình, chính sách, luật pháp và nghiên cứu, trong khuôn khổ nhiều lĩnh vực tương tác và làm việc cùng nhau để đạt tới kết quả cải thiện tốt hơn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng».

 «Nếu động vật không khỏe mạnh và nếu môi trường bị hủy hoại, con người cũng sẽ không thể khỏe mạnh. Chúng ta không thể chia tách các thành tố này», - chuyên gia dịch tễ học-thú y Navneet Dhand nói.

Hãy lấy Campuchia làm ví dụ. Việc thực hiện chương trình tiêm phòng dại trên toàn quốc cho chó sẽ bảo vệ đàn chó khỏi virus bệnh, tiếp đó sẽ bảo vệ con người khỏi bị nhiễm trùng nếu chó cắn. Những phương cách khác để bảo vệ chống lại sự bùng phát loại Covid khác bao gồm việc ban hành đạo luật mới như lệnh cấm của Siem Reap và thành lập hệ thống giám sát để kịp thời phát hiện mầm bệnh mới.

«Chúng ta cần bắt đầu giải quyết dịch bệnh từ nguyên nhân gốc rễ của sự bùng phát và tìm cách ngăn chặn», - chuyên gia Dhand tuyên bố.

Điều đó có nghĩa là giảm buôn bán trái phép các động vật hoang dã, cũng như giáo dục thường thức trong cộng đồng về những căn bệnh lây truyền từ động vật sang người và cách giữ vệ sinh khi tiếp xúc với vật nuôi.

con chó  - Sputnik Việt Nam
Ai và tại sao ăn thịt chó ở Togo

Các nhà hoạch định chính sách cũng cần suy nghĩ về phát triển bền vững. Vấn đề không chỉ đơn thuần là ăn thịt những con vật như vậy, mà còn là «ăn thịt chúng đến mức tuyệt chủng». Một khi bắt đầu săn diệt một quần thể động vật hoang dã đến mức mà virus bệnh cũng phải tìm kiếm vật chủ khác, thì lúc đó chính xác là thời điểm mà virus có thể biến đổi, thích nghi và dễ lây nhiễm sang những loài khác, - chuyên gia Theresa Mundita Lim, Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học của ASEAN nhận định.

COVID-19 có thể là bước ngoặt
«Tôi hy vọng rằng sau khi đại dịch được kiểm soát, các nước sẽ xem lại chiến lược của mình về đấu tranh chống bùng phát dịch. Và mọi người sẽ được chuẩn bị tốt hơn, đào tạo kỹ lưỡng hơn về cách đối phó với những tình huống như vậy trong tương lai», - chuyên gia Dhand nêu ý kiến.

Trở lại với gia đình Khath Hach, hiện giờ chị đã mở một cửa hàng tạp hoá nhỏ bán các thức uống, gạo và những sản phẩm khác.

«Tôi không còn phải giết chó nữa. Tôi hạnh phúc đến mức không lời nào nào tả xiết», - chị nói và khuôn mặt sáng lên bởi nụ cười rạng rỡ chân thành.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала