Ngoại trưởng Mike Pompeo thúc đẩy khái niệm của Trump ở châu Á trước cuộc bầu cử

© AP Photo / Pablo Martinez MonsivaisDonald Trump và Mike Pompeo
Donald Trump và Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, cách đây 5 ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thực hiện chuyến công du châu Á. Tại Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, Indonesia và Việt Nam, ông ta đã cố gắng hành động theo tinh thần của khái niệm "Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Khái niệm "Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra vào năm 2017. Khi đó, mặc dù Trump và các nhà ngoại giao của ông ta không nói điều này, nhưng tất cả các chính trị gia ít nhiều suy nghĩ đều hiểu rằng khái niệm này nhằm chống Trung Quốc, chống sự phát triển kinh tế và quân sự-chính trị, chống dự án "Một vành đai và một con đường" của nước này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Lúc đầu, các nhà ngoại giao Mỹ phủ nhận khái niệm này có thành phần quân sự và nhấn mạnh Washington quan tâm tới sự phát triển kinh tế và nhân đạo của các quốc gia nằm bên bờ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Năm 2020 đã đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó. Các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ bắt đầu nói rằng "Đối thoại an ninh bốn bên" (QUAD), gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc cần được chính thức hóa và trở thành một tổ chức tương tự NATO ở châu Á. Khi phát triển ý tưởng này trong những tuần gần đây, các bên tham gia QUAD đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.

Trong chuyến thăm Ấn Độ của Pompeo, Hội nghị hai bên lần thứ ba của các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ và Ấn Độ đã được tổ chức và Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo đã được ký kết, cho phép Ấn Độ tiếp cận các bản đồ và hình ảnh vệ tinh của Mỹ.

© REUTERS / Eranga JayawardenaTổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa, Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Colombo
Ngoại trưởng Mike Pompeo thúc đẩy khái niệm của Trump ở châu Á trước cuộc bầu cử - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa, Ngoại trưởng Sri Lanka Dinesh Gunawardena và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Colombo

Ở Colombo và Male, điều quan trọng đối với Ngoại trưởng Mỹ là phải kêu gọi Sri Lanka và Maldives tham gia nhiều hơn vào khái niệm "Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" của Mỹ. Để làm được điều này, Washington thậm chí đã quyết định mở đại sứ quán của mình trên hòn đảo nhỏ xa xôi ở thành phố Male. Rõ ràng, điều này phải được thực hiện để bằng cách nào đó chống lại các mối quan hệ sâu rộng hiện đang phát triển giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Ấn Độ Dương. Ở đó, Pompeo quyết định “mở mắt” của những người đối thoại trước bản chất của chính trị Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu công khai chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc, vạch rõ "dã tâm" và bản chất "thú dữ", không tôn trọng luật lệ quốc tế, luôn kéo các nước nhỏ vào "thòng lọng nợ", đưa ra yêu sách tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh. Đồng thời, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rõ rằng toàn bộ chính sách của chính quyền Trump trong khu vực chỉ nhằm chống các hành động như vậy của Bắc Kinh.

Thủ tướng chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản: Không có nỗ lực tạo lập khối tương tự NATO ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tại Jakarta, Ngoại trưởng Mỹ tập trung vào tranh chấp Trung Quốc-Indonesia về quần đảo Natuna. Mike Pompeo ca ngợi giới lãnh đạo Indonesia đã có hành động dũng cảm và quyết đoán "để bảo vệ chủ quyền vùng biển xung quanh quần đảo Natuna".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ đến Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Pompeo không dám chửi những người cộng sản là đối thủ ý thức hệ của mình. Ông ta thậm chí không nêu đích danh Trung Quốc, mà chỉ bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với nỗ lực bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam. (Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì ai cũng biết kẻ nào đe dọa chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam). Các bên tuyên bố chia sẻ các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trên tinh thần này, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ - Thái Bình Dương được tổ chức trước chuyến thăm Việt Nam của ông Pompeo, các bên đã ký kết bảy thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng.

© Ảnh : Twitter / Secretary PompeoCuộc gặp giữa Ngoại trưởng Maldives Abdulla Shahid và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Ngoại trưởng Mike Pompeo thúc đẩy khái niệm của Trump ở châu Á trước cuộc bầu cử - Sputnik Việt Nam
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Maldives Abdulla Shahid và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Châu Á muốn hợp tác với cả Trung Quốc và Mỹ

Trong chuyến công du châu Á diễn ra trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo trước tiên muốn chứng minh rằng Trump và nhóm của ông ta rất chú trọng vào quan hệ với các nước châu Á, và khái niệm về “Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" không chỉ là lời nói suông.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo: Hoa Kỳ tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới với Indonesia ở Biển Đông

Ông ta cũng muốn truyền đạt ý tưởng rằng đối thủ của Trump trong bầu cử tổng thống, Joe Biden không cứng rắn với Trung Quốc như tổng thống Mỹ đương nhiệm. Có thể, năm thủ đô châu Á đã nghe thấy điều này, nhưng về các vấn đề khác, họ không hoàn toàn đồng ý với Ngoại trưởng Mỹ. Liên quan đến "Thòng lọng nợ Trung Quốc", Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa chính thức tuyên bố rằng Trung Quốc đã hỗ trợ rất nhiều cho đất nước của ông trong 10 năm qua. Indonesia cũng so sánh các khoản đầu tư vào nền kinh tế địa phương của Trung Quốc và Mỹ, đồng thời bày tỏ mong muốn Mỹ cũng đầu tư nhiều như CHND Trung Hoa.

Hai tuần trước, Jakarta không cho phép các máy bay của Không quân Mỹ hạ cánh xuống sân bay Indonesia để tiếp nhiên liệu. Tại Maldives, nơi Mỹ đã ký thỏa thuận khung về quốc phòng và an ninh hồi tháng 9, một số chính trị gia công khai yêu cầu Washington tôn trọng độc lập của Maldives và không dấy lên thái độ thù địch với các nước khác.

Rõ ràng là bất chấp nỗ lực của Ngoại trưởng Mỹ, lãnh đạo các nước châu Á không muốn sự hợp tác với Mỹ làm tổn hại quan hệ của họ với Trung Quốc. Và họ không quan tâm nhiều đến việc ai sẽ là người giành phần thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала