Trình tự thời gian này được ông Alexey Naumov, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ, Phó trưởng phòng chính sách đối ngoại của nhà xuất bản Kommersant, chuyên viên Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) nêu ra trong một cuộc phỏng vấn với trang Lenta.ru.
Theo ông, trước Chiến tranh Nga - Nhật, thái độ của Mỹ đối với Nga khá tích cực. Thậm chí còn có quan niệm coi Nga là một quốc gia thân thiết, như “hợp chúng quốc Nga". Tuy nhiên khi đó Hoa Kỳ vẫn chưa quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Cựu thế giới, và chỉ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hoa Kỳ mới bắt đầu can thiệp vào diễn biến chính trị châu Âu, đứng về phía phe Đồng minh (Entente - khối quân sự - chính trị bao gồm Nga, Anh và Pháp).
“Nước Nga luôn được họ nhìn nhận qua lăng kính chính trị nội bộ Mỹ. Họ coi bản thân họ là những người dẫn dắt tự do, còn Nga - như một cơ chế tiếp nhận, đối tượng nhận quyền tự do này”, - ông Naumov giải thích.
Đồng thời ông cũng lưu ý rằng thái độ tiêu cực đối với Nga ở Hoa Kỳ hình thành khá nhanh chóng. Theo Naumov, đường lối nghiêng về chống Liên Xô sau Cách mạng Tháng Mười được giải thích là do nỗi lo sợ của Hoa Kỳ trước cuộc chính biến cộng sản của thợ thuyền, bởi vì ở phương Tây, cũng như ở Nga, phong trào công nhân và các tổ chức công đoàn đang mạnh dần. Vào giai đoạn 1918-1919 bắt đầu có các cuộc đình công, được coi là làn sóng đầu tiên truy tìm "mối đe dọa đỏ".
Naumov lưu ý rằng Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), trong đó Nga và Mỹ là đồng minh, không có tác động gì giúp cải thiện quan hệ giữa hai nước.
“Liên Xô không bao giờ được chấp nhận như một người bạn thực sự. Thích hợp hơn ở đây có lẽ là những lời nói của Thủ tướng Anh Churchill rằng trong cuộc chiến chống lại Hitler có thể bắt tay với cả quỷ sứ. Đó là một tình bạn gượng ép, không có sự chân thành”, - chuyên gia nhấn mạnh.