Nhưng giờ đây, ở các quốc gia khác nhau, từ Nga đến Liên minh châu Âu, Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan nằm trong số những tổ chức khủng bố; kể từ năm 2002, LHQ đã xếp nó vào nhóm thân cận của Al-Qaeda*.
Mối quan hệ Mỹ-Trung: Đâu là vai trò của người Duy Ngô Nhĩ trong cuộc xung đột?
Với sắc lệnh này, Washington muốn gây hại cho đối thủ là Trung Quốc, vì Bắc Kinh đổ lỗi cho phong trào này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người dân và đang có những bước đi tích cực chống lại những người Duy Ngô Nhĩ có liên hệ với nó.
Tác giả viết: “Giống như nhiều quốc gia khác, Hoa Kỳ đang sử dụng các phong trào nổi dậy để cố gắng gây bất ổn cho các đối thủ của mình, trong trường hợp này là Trung Quốc. Đáng chú ý là phong trào này có gì đó giống al-Qaeda, tổ chức đã gây rất nhiều tổn hại cho người dân Mỹ".
Nhưng có vẻ như người Mỹ có xu hướng bỏ qua mối liên hệ này. Ví dụ, vào năm 2012, một tòa án Mỹ đã ra lệnh trả tự do cho 22 tù nhân Duy Ngô Nhĩ bị bắt năm 2006 từ Guantanamo, trong khi việc trục xuất họ về Trung Quốc bị cấm.
Chính sách về Trung Quốc của Joe Biden
Giờ đây, câu hỏi được đặt ra là Joe Biden sẽ giữ lập trường như thế nào trong vấn đề này. Một số lo ngại rằng ông có thể bị ảnh hưởng bởi một hành lang tân bảo thủ trong khu phức hợp quân sự-công nghiệp và tình báo.
Mặt khác, Biden bày tỏ ủng hộ việc giảm căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc và kiềm chế xung đột, chấm dứt các cuộc chiến tranh bất tận như Afghanistan và Trung Đông. Năm 2016, ông kêu gọi cần thể hiện sự khiêm tốn về khả năng của Hoa Kỳ trong việc tạo ra những thay đổi sâu sắc trên thế giới. Nhưng hiện nay rất khó để nói về việc, liệu trường sáng kiến của ông rộng đến mức nào trong điều kiện tồn tại của cái gọi là "chính quyền ngầm" (deep state), nơi định hướng các quyết định chính trị của Nhà Trắng, Atlantico.fr viết.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga