Giáo sư Gordon Dougan của Đại học Cambridge cho biết nhiều loại vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ "khoảng gần +4oC hoặc thấp hơn", nhưng không phải ở âm 70 độ C như yêu cầu của thuốc chủng ngừa do Pfizer và BioNTech điều chế.
"Vậy nên tự các bạn cũng có thể hình dung được chuỗi vận chuyển cung cấp loại vắc-xin này như thế nào. Điều này phụ thuộc vào thời gian kể từ sau khi vắc xin được giao đến chỗ tiêm chủng có thể chịu được bao lâu khi bảo quản ở điều kiện nhiệt độ trong nhà hoặc gần nhiệt độ trong nhà", - giáo sư nói.
Hôm thứ Hai, công ty kỹ thuật sinh học BioNTech của Đức và tập đoàn dược phẩm khổng lồ Pfizer của Mỹ đã tuyên bố thành công trong việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba đối với loại vắc-xin coronavirus, đạt hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa căn bệnh COVID-19. Hồ sơ đăng ký lưu hành vắc xin tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ được nộp ngay trong tháng 11 này.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi việc thử nghiệm vắc xin thành công là một vui, mang lại nhiều hy vọng.
Vắc xin của Nga ngừa coronavirus
Cho đến nay ở Nga đã đăng ký hai loại vắc xin ngừa COVID-19. Loại đầu tiên là Sputnik V do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ học và vi sinh vật học mang tên N. F. Gamaleya hợp tác với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga phát triển. Bộ Y tế Nga đăng ký loại vắc xin này vào giữa tháng 8.
Loại thứ hai là vắc xin EpiVacCorona do Trung tâm Vector điều chế, đã được đăng ký vào tháng 10. Cả hai loại thuốc này hiện nay đang được thử nghiệm sau khi đăng ký.
Loại vắc xin thứ ba đang được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chế phẩm sinh học miễn dịch mang tên Chumakov trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.