Đối nội và đối ngoại của nước Mỹ hậu Trump sẽ như thế nào?

© AFP 2023 / Olivier DoulieryMàn hình với kết quả bầu cử ở Washington, Hoa Kỳ
Màn hình với kết quả bầu cử ở Washington, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Tôi cho rằng, trong đối ngoại thì việc đầu tiên Biden sẽ làm là phục hồi việc tham gia vào hiệp ước Quốc tế về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, kế đến là củng cố quan hệ với đồng minh, cụ thể là NATO và cải thiện quan hệ với WHO”, - Tiến sĩ MKB, sinh sống ở Mỹ, nói với Sputnik.

Tuy Ủy ban bầu cử Mỹ chưa có công bố chính thức, nhưng hầu như chắc chắn Joe Biden sẽ là tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Điều này đã được giới nghiên cứu chính trị thế giới dự báo từ giữa năm 2020, khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng bước vào giai đoạn chót. Điều này là không bất ngờ nếu chúng ta nhìn lại cương lĩnh tranh cử của Donald Trump và Joe Biden và những gì đã diễn ra trong 4 năm dưới “triều đại” Donald Trump. Đây là lần hiếm hoi trong lịch sử tranh cử tổng thống ở Mỹ, khi mà cả hai ứng cử viên quan trọng nhất hầu như không có một điểm nào chung cả về chính sách đối nội lẫn chính sách đối ngoại.

Vậy, nếu Joe Biden sẽ là tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, đối nội và đối ngoại của Mỹ sẽ có những thay đổi gì? Sputnik tham khảo ý kiến và nhận định của một số chuyên gia Việt Nam.

Xây dựng khối đoàn kết giữa dân Mỹ - nhiệm vụ đối nội đầu tiên của nước Mỹ hậu Trump?

Donald Trump theo đuổi đường lối “tân dân túy” mà thực chất là “dân túy thực dụng”. Theo đó, ông ta cắt giảm mạnh mẽ nhiều phúc lợi xã hội, trong đó có những khoản phúc lợi rất lớn như “Chương trình Obamacare” về phúc lợi y tế và chăm sóc sức khỏe. Nhưng ông ta lại hứa hẹn “đem đầu tư trở lại nước Mỹ” để tạo thêm công ăn việc làm cho người Mỹ.

Những người tham gia cuộc biểu tình ủng hộ Donald Trump tập trung tại bãi đậu xe Trung tâm Palisades ở ngoại ô New York. - Sputnik Việt Nam
Trump có kế hoạch tổ chức các cuộc mít tinh để tranh chấp về kết quả bầu cử

“Xét từ góc độ kinh tế, đây là điểm sáng trong chính sách của Donald Trump như một mũi tên trúng 3 đích. Nó vừa phục vụ cho chính sách đối ngoại của các tập đoàn tư bản công nghiệp Mỹ muốn giành lại lợi thế khi họ đã bị mất quá nhiều giá trị công nghệ tiềm năng vào tay người Trung Quốc; vừa thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thêm công ăn việc làm của người Mỹ trong nội địa; vừa bảo đảm cho nước Mỹ không quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng ngoài nước Mỹ có thể bị đối thủ Trung Quốc khống chế” – Chuyên gia về những vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik..

Tuy nhiên, chính sách này của Donald Trump đã động chạm đến một trong các vấn đề cốt tử của đối thủ đại diện cho đảng Dân chủ, vốn là các nhà tư bản tài chính ngân hàng chuyên tìm kiếm lợi nhuận bằng đầu tư chứ không phải là các nhà tư bản công nghiệp vốn dựa trên sự phát triển của công nghệ và sức lao động trong nước.

“Chính vì mâu thuẫn này mà cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 đã diễn ra như thể một cuộc chiến một mất một còn. Và phe Dân chủ theo chủ nghĩa tự do ở Mỹ đã thắng do họ khai thác được những mâu thuẫn không thể điều hòa đó để bảo vệ quyền lợi cho giới chủ tư bản tài chính-ngân hàng. Vì vậy, điểm sáng của Donald Trump ở đã bị biến thành điểm tối khi nó không thỏa mãn được lợi ích của cả hai phe tư bản công nghiệp và tài chính ở Mỹ”, - Chuyên gia về những vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Tính phiêu lưu trong chính sách của Donald Trump đã bị phe Dân chủ khai thác. Với một loạt những chương trình có mục tiêu dài hơi và đòi hỏi nhiều công sức như trong cuốn sách “Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” thì thời gian 4 năm là không đủ. Ngay cả khi nó diễn ra trong những điều kiện thuận lợi nhất. Đặc biệt là chính sách siết chặt nhập cư đã động chạm đến lợi ích của chính các tập đoàn tư bản công nghiệp Mỹ khi họ muốn khai thác sức lao động nhập cư rẻ mạt hơn nhiều so với sức lao động của người Mỹ có “thẻ xanh”.

Donald Trump  - Sputnik Việt Nam
Luật sư của Tổng thống Mỹ: Trump sẽ không thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử
“Cùng với việc bãi bỏ hay ít nhất là đóng băng “Chương trình Obamacare”, sự đối phó một cách hời hợt đến tồi tệ của Donald Trump đối với đại dịch COVID-19 đã làm cho các cử tri Mỹ khó có thể tha thứ cho ông ta”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
“Đối với đối nội thời kỳ hậu Trump, theo tôi, việc đầu tiên là xây dựng đoàn kết giữa dân Mỹ mà cụ thể là chống dịch COVID-19, vì đây là mối quan tâm đầu tiên bất kể đảng phái. Tôi thấy việc “đoàn kết dân tộc” (“unite the nation”) là cực kỳ quan trọng. Trong nhiệm kỳ của Trump, đất nước bị chia rẽ sâu sắc, không chỉ là sự chia rẽ giữa các đảng phái mà còn sắc dân, giới tính, tầng lớp giàu nghèo, thậm chí giữa các tiểu bang. Khi đất nước bị chia rẽ, trạng thái tinh thần của người dân bị ảnh hưởng rất xấu: trầm cảm, lo lắng, hận thù, v.v.”, - Tiến sĩ MKB, sinh sống tại Mỹ,  nói với Sputnik.

Chính sách với Nga và Trung Quốc sẽ không có gì thay đổi đáng kể

Cũng với chính sách đảo ngược, không kế thừa, Donald Trump đã đặt nước Mỹ vào tình huống nguy hiểm cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Một là ông ta đã rút khỏi Hiệp ước P5+1 về vấn đề kiềm chế vũ khí hạt nhân đối với Iran. Bằng cách này, Mỹ coi như “thả nổi” vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, làm cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể cứu xét bất cứ một nghị quyết nào do Mỹ dự thảo liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran do Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước này.

tòa án Hoa Kỳ  - Sputnik Việt Nam
Luật sư đánh giá cơ hội xét lại kết quả bầu cử của Trump tại tòa án

“Ông ta còn rút nước Mỹ khỏi Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược tầm trung. Giống như việc rút khỏi Hiệp ước P5+1 về vấn đề hạt nhân của Iran, vấn đề vũ khí chiến lược tầm trung đã bị thả nổi và nước Mỹ không còn bất kỳ một căn cứ pháp lý quốc tế nào để kiềm chế hay ít ra là thỏa thuận với các đối thủ Nga và Trung Quốc về vấn đề sống còn này”, - Nhà phân tích Nguyễn Hoàng nói với Sputnik
“Trump cũng rút nước Mỹ khỏi các thỏa thuận COP về chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Ba vấn đề nêu trên đã gây ra sự bất bình nghiêm trọng của các đồng minh NATO của Mỹ khi họ cảm thấy nước Mỹ, chỉ vì lợi ích của mình, đã đặt họ vào tình thế đối đầu trực tiếp với các đối thủ của Mỹ”, - Chuyên gia về những vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik..
“Tôi cho rằng, đối với đối ngoại thời kỳ hậu Trump thì việc đầu tiên Biden sẽ làm là phục hồi việc tham gia vào hiệp ước Quốc tế về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, kế đến là củng cố quan hệ với đồng minh, cụ thể là NATO và cải thiện quan hệ với WHO. Chính sách với Nga và Trung Quốc có lẽ sẽ không có gì thay đổi đáng kể, vì thực tế là không có gì thay đổi mấy trong nhiệm kỳ của Trump, cho dù Trump đã từng đao to búa lớn”, - Tiến sĩ MKB nói với Sputnik.
“Liên quan đến nước Nga, trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Biden đã nhiều lần tố cáo ông Trump đã quá nhẹ tay đối với Putin. Phát biểu với CNN, Biden cho biết ông coi Nga là đối phương và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh. Đối với Trung Quốc, giới phân tích nước này cho rằng kiềm chế Trung Quốc đã trở thành một chính sách nhất quán của hai đảng Dân Chủ và Cộng hòa. Biden có thể áp dụng những biện pháp khác Trump để cạnh tranh với Trung Quốc, song về đường hướng sẽ không có sự thay đổi nhiều so với tổng thống Trump. Họ cũng nhận định chính sách của ông Biden đối với Trung Quốc sẽ bớt bất định hơn mà thôi”, - Nhà báo Đặng Quân phát biểu quan điểm của mình với Sputnik.

“Hãy xây dựng lại nước Mỹ” – đó là điểm duy nhất mà hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden thống nhất với nhau.

“Chỉ có điểm khác biệt là Donald Trump thì kêu gọi chung chung. Còn Joe Biden thì yêu cầu đoàn kết lại. Đây chính là điểm mấu chốt cho thấy Joe Biden thực tế hơn Donald Trump khi biết gắn kết các vấn đề đối nội, đối ngoại, các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội vào một phương châm thống nhất đoàn kết, đơn giản, dễ hiểu mà không cần cả một luận thuyết như Donald Trump đã làm hồi năm 2016", - Chuyên gia về những vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала