RCEP không có Ấn Độ: Ai được hưởng lợi từ điều đó?

© Fotolia / Snehit Mumbai ở Ấn Độ
Mumbai ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các thành viên ASEAN, Trung Quốc và một số nước Đông Á dự định sẽ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà không có sự tham gia của Ấn Độ.

Cần lưu ý rằng, đây sẽ là hiệp định thương mại đầu tiên mà Nhật Bản và đối tác thương mại quan trọng nhất của nước này là Trung Quốc sẽ cùng tham gia. Lễ ký kết thỏa thuận này được lên kế hoạch sau Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 sẽ diễn ra vào ngày 15/11/2020.

Đàm phán Hiệp định RCEP gặp lực cản từ Ấn Độ

RCEP là một hiệp định khu vực thương mại tự do bao gồm các nước ASEAN và một số quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do. Cuộc đàm phán về Hiệp định RCEP đã được khởi động vào tháng 11/2012. Quá trình đàm phán đã bị cản trở rất nhiều bởi Ấn Độ, nước này lo ngại rằng, sau khi dỡ bỏ thuế nhập khẩu, các sản phẩm rẻ hơn từ Trung Quốc sẽ bắt đầu thâm nhập vào thị trường nội địa. Còn các quốc gia khác tham gia đàm phán RCEP trong năm 2019 đã đồng ý tuân thủ tất cả các điều khoản của thỏa thuận vào, nhưng, đã phản đối việc tự do hóa các dịch vụ liên quan đến CNTT, mà Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này. Do đó, việc ký kết hiệp định đã bị hoãn lại đến năm 2020. Kết quả là RCEP sẽ có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022. Về nhiều mặt Nhật Bản là một động lực thúc đẩy đằng sau Hiệp định RCEP, nước này muốn đưa Ấn Độ quay trở lại bàn đàm phán RCEP.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
RCEP sắp được ký, Việt Nam và ASEAN lợi nhiều

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì trên thế giới. GDP của Ấn Độ đang tăng với tốc độ nhanh hơn GDP của Trung Quốc (mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ vẫn ở mức thấp). Cuối cùng, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Nhật Bản sang Ấn Độ đạt hơn 11 tỷ USD.

Lợi nhuận bị mất

Xét theo mọi việc, lập trường của Nhật Bản hiện đã thay đổi. Hơn nữa, sau năm 2019, bản thân New Delhi rõ ràng đã mất hứng thú với RCEP. Chiến lược “Make In India” do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khởi xướng nhằm kích thích các nhà sản xuất địa phương. Tuy nhiên, các sản phẩm của ngành công nghiệp Ấn Độ không thể cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc và Đông Nam Á. Ví dụ, sau khi chính quyền Ấn Độ áp dụng mức thuế bảo vệ 25% đối với hàng nhập khẩu pin mặt trời từ Trung Quốc để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước, Việt Nam và Thái Lan bắt đầu cung cấp các sản phẩm này cho Ấn Độ: pin mặt trời Việt Năm xuất khẩu sang Ấn Độ tăng gấp 5 lần, Thái Lan - tăng gấp 26 lần.

Modi tin rằng, RCEP không có lợi cho Ấn Độ. Do đó, nước này đã không tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP vào tháng 6. Mọi nỗ lực đưa Ấn Độ quay trở lại đàm phán đã không mang lại kết quả. Mà hiệp định thương mại tự do sẽ có lợi cho tất cả các bên, bao gồm cả Ấn Độ. Nhưng, điều này đòi hỏi cải cách kinh tế, chuyên gia Qu Yonghui, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Tứ Xuyên, cho biết:

Quang cảnh hội nghị tại đầu cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và ASEAN kêu gọi Ấn Độ trở lại RCEP: Tăng hợp tác các đối tác lớn
“Tất cả các quốc gia đều có thể hưởng lợi từ RCEP, và đây là mục tiêu chính của việc ký kết hiệp định này. Ấn Độ cũng có thể trở thành một nước được hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định này nếu New Delhi khắc phục được tâm lý “người yếu đuối” và nắm bắt cơ hội để thúc đẩy cải cách kinh tế và thương mại trong nước. Có rất nhiều yếu tố khiến Ấn Độ lo ngại về một nguy cơ bất ổn. Tất nhiên, RCEP có lợi hơn cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Về mặt ngoại giao, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc để thay thế Hoa Kỳ và những thay đổi tương ứng trong cấu trúc thế giới là do sự chuyển đổi từ hệ thống đa phương toàn cầu sang thời kỳ trỗi dậy của những quốc gia mạnh nhất, và Ấn Độ nên tránh bất cứ điều gì không góp phần vào khả năng cạnh tranh của mình so với các nước khác”.

Ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP?

Đối với Nhật Bản, RCEP có tầm quan trọng đặc biệt to lớn. Xét cho cùng, các nước tham gia hiệp định này là các đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan - tất cả đều vào top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Đồng thời, sau khi Hoa Kỳ - đối tác thương mại chính của Nhật Bản - rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Nhật Bản vẫn có đối tác thương mại lớn thứ hai là Trung Quốc, mà Tokyo vẫn chưa ký kết một hiệp định thương mại nào với Bắc Kinh. Vì vậy, sau khi Mỹ rời khỏi TPP, Nhật Bản đã nắm được thế chủ động trong hiệp hội này và bắt đầu thúc đẩy các hiệp định thương mại khác. Trong khi đàm phán FTA Hàn-Trung-Nhật vẫn chưa mang lại kết quả, Tokyo cho rằng việc đạt được thỏa thuận về RCEP sẽ tạo động lực cho tiến trình đàm phán ba bên.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 10.  - Sputnik Việt Nam
RCEP: Nỗ lực của Việt Nam và sự rút lui đậm tính chính trị của Ấn Độ

Theo hãng Kyodo, sau khi ký kết thỏa thuận RCEP, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 56% lượng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc, 49% lượng nông sản nhập khẩu từ Hàn Quốc và 61% đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia và New Zealand. Nhưng vấn đề này vẫn đang được điều phối. Việc cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế sẽ không áp dụng đối với năm mặt hàng có tầm quan trọng cơ bản đối với Nhật Bản, bao gồm lúa gạo và lúa mì.

"Kinh tế phương Đông"

Theo dự báo của UNCTAD, năm nay tổng lượng thương mại hàng hóa thế giới có thể giảm 20% do cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra. Ở hầu hết các nước phương Tây lớn nhất, nền kinh tế sẽ suy giảm. Theo dự báo của Deloitte, GDP của Eurozone sẽ giảm 7,5% vào cuối năm, trong khi mức suy giảm GDP của Mỹ thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Cán cân thương mại và hoạt động kinh tế dự kiến sẽ chuyển dịch sang phía Đông trong trung hạn. Vào cuối quý đầu năm nay, các nước ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc - thương mại tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 140 tỷ USD, trong khi thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ và EU đã giảm do đại dịch. Vì thế, hiệp định RCEP có thể trở thành một điểm tựa mới cho nền kinh tế thế giới. GDP của các thành viên tiềm năng trong khu vực thương mại tự do là 49,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu. Con số này dự kiến sẽ tăng đến 250 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала