Mùa hè năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Hoa Kỳ, cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ đầu tiên đã được mở ra tại Phnom Penh vào ngày 14 tháng 11 năm 1950.
Campuchia không có nghĩa vụ thông báo cho Mỹ về kế hoạch của mình
Cơ sở bảo trì hải quân tại căn cứ Ream cạnh Vịnh Thái Lan được hoàn thành vào năm 2017 với sự tài trợ của Hoa Kỳ. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) đã công bố hình ảnh vệ tinh, theo đó vào ngày 4/11, công trình này đã không còn ở đó, mặc dù nó vẫn còn tồn tại vào ngày 1/10. Trước đó, vào tháng 9, một tòa nhà do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân này, được Cục Hàng hải dân sự Campuchia sử dụng để đảm bảo an toàn trên biển cũng bị phá dỡ.
Cambodia has demolished a U.S.-built facility at the country’s Ream Naval Base, according to satellite imagery collected on October 1. The demolition seems to confirm that changes are underway at Ream and raises questions about rumored Chinese access: https://t.co/C1w5qeqneU pic.twitter.com/c9lHZNcNBY
— AMTI (@AsiaMTI) November 6, 2020
Hành động của Phnom Penh nhận được sự chỉ trích từ Washington. Mỹ thất vọng về việc cơ sở an ninh hàng hải do Mỹ tài trợ đã bị chính quyền quân sự Campuchia phá bỏ mà không có thông báo hoặc giải thích nào, theo Chad Roedemeier, phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia, Chad Roedemeier nói với hãng tin France Presse. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Ban nói Campuchia đang hành động vì lợi ích và không có nghĩa vụ thông báo về kế hoạch của mình.
“Chúng tôi làm điều này hoàn toàn vì Campuchia, không phục vụ bất kỳ ai khác. Campuchia có quyền tìm kiếm sự giúp đỡ từ bất kỳ ai muốn giúp đỡ Campuchia phát triển”, theo lời trung tướng Lực lượng Vũ trang Hoàng gia.
Campuchia bác bỏ tin đồn về khả năng hiện diện quân sự của Trung Quốc
Chính quyền Campuchia loại bỏ các công trình hợp tác quân sự với Hoa Kỳ vào năm kỷ niệm 70 năm Hoa Kỳ công nhận ngoại giao Vương quốc Campuchia. Sự kiện lịch sử này diễn ra vào tháng 2/1950 sau khi Campuchia trở thành quốc gia độc lập trước đó một năm. Tháng 7 năm 1950, hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao. Giáo sư Nadezhda Bektemirova từ Viện ISAA Đại học Tổng hợp Moskva trong cuộc phỏng vấn với Sputnik lưu ý sự trùng hợp giữa ngày kỷ niệm với các hành động của chính quyền Campuchia làm gia tăng sự khó chịu ở Hoa Kỳ:
“Năm nay, quan hệ giữa Campuchia và Hoa Kỳ tỏ ra năng động, vì trước hết là năm kỷ niệm - 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Người Mỹ rất tích cực - các sự kiện nhất định được lên kế hoạch cho mỗi tháng liên quan đến lễ kỷ niệm. Tất nhiên, Mỹ đặc biệt khó chịu khi họ cố gắng tăng cường quan hệ, kể cả trong lĩnh vực an ninh, còn người Khme đơn phương, không có bất kỳ thông báo nào, đã hai lần phá dỡ các tòa nhà do người Mỹ xây dựng tại căn cứ Ream. Lời giải thích chính thức của chính quyền là việc cải tạo cảng Ream sắp tới, thành cảng nước sâu. Mỗi bên đều giữ kín lý do thật sự theo cách hiểu biết của mình. Người Mỹ nói họ có thông tin về kế hoạch bí mật xây dựng một căn cứ hải quân của Trung Quốc. Nhưng dữ liệu này là gì, dựa vào đâu thì không rõ ràng. Các chuyên gia và nhà phân tích Khmer nói thậm chí không có lý do gì để đưa ra những giả định như vậy. Lập trường chính thức của Campuchia không thay đổi - hiến pháp nghiêm cấm việc xây dựng bất kỳ căn cứ nào, vì là một quốc gia trung lập. Tuy nhiên, tất cả những điều này gián tiếp chỉ ra những ưu tiên của Campuchia trong chính sách đối ngoại. Một trong những hướng chính là phát triển quan hệ với Trung Quốc, nước có tầm quan trọng hàng đầu đối với Campuchia trong việc tài trợ.”
Thông tin về việc phá dỡ cơ sở thứ hai do Mỹ xây dựng tại căn cứ quân sự Ream xuất hiện chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN và diễn ra các cuộc gặp của lãnh đạo các nước hiệp hội với các đối tác đối thoại. Một trong những vấn đề chính của hơn 20 sự kiện ASEAN là các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có việc đảm bảo an ninh trên biển.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, các ngoại trưởng ASEAN tái khẳng định quyết tâm của khối tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về việc xây dựng và thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông. Campuchia là một trong những nước ủng hộ tích cực giải quyết mọi tranh chấp trong khu vực bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc kiềm chế, từ chối quân sự hóa vấn đề biển Đông và bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng. Và những tuyên bố và bước đi của họ về tình hình xung quanh căn cứ Ream hoàn toàn phù hợp với quan điểm này.