Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - một liên minh xanh mới?

© Sputnik / Taras IvanovHồng Kông
Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khu vực Đông Á, mủa thu năm nay được đánh dấu bởi quyết tâm của các chính phủ chuyển đổi nền kinh tế hướng tới một mô hình phát triển phát thải carbon thấp. Trung Quốc là nước đầu tiên đưa tuyên bố trung hoà carbon vào năm 2060, sau đó Nhật Bản và Hàn Quốc cũng quyết định làm như vậy trước năm 2050.

Tất cả các quốc gia này đều là những nền kinh tế lớn mà khí thải carbon đã trở thành hệ quả tất yếu của sự tăng trưởng. Các nhà bảo vệ môi trường Trung Quốc cho rằng, nhu cầu tham gia hợp tác về các vấn đề phát triển xanh có ý nghĩa lớn hơn so với những khác biệt chính trị và kinh tế giữa các nước.

Ý tưởng này có khả thi hay không?

Vào cuối tháng 9, khi phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng, Trung Quốc đặt mục tiêu đưa lượng khí thải về 0 trước năm 2060. Tiếp sau Chủ tịch Tập, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cam kết sẽ nỗ lực để trung hòa lượng khí thải carbon trước năm 2050.

Trái đất trước và sau khi trái đất nóng lên. - Sputnik Việt Nam
Sự nóng lên toàn cầu đang bị hủy bỏ. Đại dịch làm giảm tác động của hiệu ứng nhà kính

Trong số ba quốc gia này, Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn nhất, chuyên gia Xu Qinhua, người đứng đầu Trung tâm Chiến lược Năng lượng Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết.

"Hiện tại, Trung Quốc đang ở trong tình thế khá phức tạp bởi vì nhu cầu sử dụng năng lượng không ngừng tăng lên, và cơ cấu năng lượng liên tục được tối ưu hóa. Với mục tiêu này, Trung Quốc đang thể hiện mình là một cường quốc lớn có thể thực hiện cam kết này. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ phải tập trung nỗ lực tối đa để đạt được một mục tiêu lớn như vậy", - bà Xu Qinhua nói.

Theo số liệu thống kê trên trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Trung Quốc đứng thứ nhất thế giới về lượng khí thải carbon dioxide vào năm 2019 – nước này là nguồn gây ra 27,2% lượng khí CO2. Nhật Bản với 3,3% đứng thứ 5 và Hàn Quốc với 1,7% đứng ở vị trí thứ 9.

Prayuth Chan-ocha  - Sputnik Việt Nam
ASEAN sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Tất nhiên, diện tích lớn và dân số của Trung Quốc, cũng như danh hiệu "công xưởng thế giới" làm cho vấn đề này thêm phức tạp, nhưng, nhiệm vụ này không thể được coi là bất khả thi đối với cả Trung Quốc và hai quốc gia khác, bà Xu Qinhua nói:

"Hiện nay có hai biến số: thứ nhất, tốc độ phát triển kinh tế và gia tăng dân số; thứ hai, tốc độ phát triển công nghệ, đặc biệt các công nghệ các-bon thấp. Chúng tôi dự đoán rằng, dân số Đông Á sẽ không tăng theo cùng một cách như ở Châu Phi và Nam Á. Ví dụ, dân số của Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt mức cao nhất, và Trung Quốc đã đưa ra chính sách sinh con thứ ba. Mặc dù chính sách này sẽ được thúc đẩy tích cực, nhưng, theo tôi, chính sách sinh con thứ ba sẽ không dẫn đến bước nhảy vọt mạnh mẽ. Đồng thời, các nền kinh tế trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và cần có một thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, có chú ý đến việc các công nghệ carbon thấp bắt đầu phát triển rất nhanh trong thời gian đại dịch, tôi lạc quan về triển vọng thực hiện nhiệm vụ này".

Chuyên gia Denis Shcherbakov, phó giáo sư tại Khoa Kinh tế và Chính trị Thế giới của Trường Nghiên cứu Phương Đông thuộc Trường Kinh tế Cao cấp, kém lạc quan hơn về khả năng của Nhật Bản thực hiện kế hoạch này:

Con voi - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học: Voi ngăn chặn việc phát thải khí nhà kính
"Nhật Bản hiện là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ 5 trên thế giới. Đồng thời, các nhà máy phát điện chạy bằng than chiếm 87% cân bằng năng lượng của đất nước này. Còn các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản bị đóng cửa sau thảm họa năm 2011, chỉ có một số nhà máy hạt nhân được khởi động lại. Trong năm 2012 ngay sau thảm họa Fukushima, Thủ tướng Noda Yoshihiko đã tuyên bố rằng, Nhật Bản sẽ loại bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân trước năm 2040. Chính bởi vậy, Chính phủ Nhật Bản lên kế hoạch đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện mới trong 10 năm tới. Có chú ý đến các yếu tố này, Thủ tướng đương nhiệm Suga đặt hy vọng vào "năng lượng xanh", tức là các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng của các nguồn năng lượng xanh trong cán cân năng lượng của Nhật Bản chỉ là 11%, và sự phát triển của năng lượng xanh đòi hỏi những khoản đầu tư rất lớn".

Hợp tác hay cạnh tranh?

"Ngoài tính biểu tượng, những cam kết chính trị này chủ yếu là những tín hiệu mạnh mẽ đối với thị trường. Và điều quan trọng cần lưu ý là chính phủ của ba nước đã bắt kịp với các công ty lớn nhất châu Á trong những năm gần đây", - cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, nay là chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á nhận xét trong bài viết cho Nikkei Asia.
lỗ thủng ôzôn  - Sputnik Việt Nam
NASA ghi nhận sự gia tăng CO2 trong bầu khí quyển Trái đất

Ví dụ, các công ty lớn của Hàn Quốc như KB Financial Group, Samsung C&T và Kepco đã tìm cách giảm lượng khí thải, loại bỏ việc sử dụng các chất độc hại trong quá trình sản xuất, mặc dù họ phụ thuộc rất nhiều vào than. Cách đây không lâu, một trong những nhà sản xuất nông sản lớn nhất thế giới, tập đoàn CP Group của Thái Lan cam kết sẽ nỗ lực để trung hòa lượng khí thải. Gần đây tập đoàn Petronas của Malaysia, nhà sản xuất dầu khí lớn nhất trong khu vực, cũng cam kết trung hòa cácbon.

Tức là, chúng ta có thể chứng kiến quá trình khi không chỉ các chính phủ mà còn cả giới doanh nhgiệp có một mục tiêu thống nhất.

Liệu ba nền kinh tế lớn nhất châu Á có thể thiết lập sự hợp tác để bảo vệ môi trường?

Chuyên gia Trung Quốc Xu Qinhua cho biết: "Hiện có cơ hội làm như vậy. Việc phát triển kinh tế xanh và các-bon thấp, giảm khí thải và bảo vệ Trái đất được coi là một xu hướng quan trọng trên toàn thế giới. Chủ đề này thể hiện vận mệnh chung và sự phát triển xanh của nhân loại, quyết định triển vọng phát triển chung của chúng ta. Về mặt này, lợi ích chung vượt trội hơn những khác biệt".
Hạn hán trên các ruộng lúa ở Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Biến đổi khí hậu còn gây ra những hậu quả thảm khốc mới

Bà Xu Qinhua tin chắc rằng, sự hợp tác sẽ vượt ra ngoài phạm vi ba nước. Nhiệm vụ này cũng có thể là một lĩnh vực quan trọng để ba nước chiếm vị trí lãnh đạo trong khu vực.

Liệu một chi bộ lãnh đạo mới có thể được thành lập hay không? Câu trả lời sẽ được biết trong thời gian chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, sự kiện dự kiến diễn ra vào tháng 11 năm nay, nhưng đã bị hoãn lại trong năm nay đến tháng 11 năm 2021.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала