Sự kiện lịch sử trong đời sống ASEAN

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự kiện nổi bật trong lịch sử của ASEAN, theo các chuyên gia Nga đánh giá trong cuộc nói chuyện với Sputnik, đó là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 37 của Hiệp hội được tổ chức tại Hà Nội.

Theo ghi nhận của chuyên gia Việt Nam học nổi tiếng người Nga, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Grigory Lokshin, hội nghị kết thúc với việc thông qua một số văn kiện rất quan trọng, thể hiện sự đóng góp nổi bật của Việt Nam trong việc duy trì sự thống nhất, gắn kết của ASEAN trong bối cảnh đại dịch coronavirus và căng thẳng trên Biển Đông.

Khu thương mại tự do lớn nhất thế giới được thành lập dưới sự bảo trợ của ASEAN

"Không thể không đánh giá cao tầm quan trọng của thỏa thuận về việc thiết lập quan hệ đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực (RCEP), - ông Lokshin nói, - Văn kiện này có tầm quan trọng lớn đối với thương mại thế giới, là thành tựu lớn nhất của ASEAN trong suốt quá trình tồn tại. Thỏa thuận đã tạo ra Khu thương mại tự do lớn nhất thế giới, thống nhất 10 nước ASEAN và 5 đối tác đối thoại gần nhất về mặt địa lý. Ban đầu, người ta cho rằng sẽ có 16 nước tham gia RCEP, tuy nhiên Ấn Độ do khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc và lo ngại sự bành trướng của hàng hóa giá rẻ Trung Quốc vào thị trường nên đã từ chối ký kết thỏa thuận. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ tham gia vào đó trong tương lai. Nhưng ngay cả khi không có Ấn Độ, hiệp định này có nghĩa là một liên minh thương mại của các quốc gia với dân số 2,2 tỷ người. Liên minh này bao gồm các nền kinh tế chiếm 1/3 GDP của thế giới. Hiệp định trở thành đóng góp quan trọng nhất của ASEAN đối với quá trình hội nhập đang diễn ra trong khu vực và hội nhập kinh tế các nước ký kết vào nền kinh tế thế giới".

Các nước ASEAN tái khẳng định chính sách độc lập của mình tại hội nghị cấp cao Hà Nội

Đồng thời, ý nghĩa của hiệp định RCEP, theo ông Lokshin, vượt xa khuôn khổ kinh tế thuần túy. Đây cũng là một đóng góp thiết yếu vào việc tăng cường ổn định và an ninh khu vực. Thỏa thuận xác nhận hướng đi mà ASEAN đã lựa chọn để đáp ứng với học thuyết về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do do Hoa Kỳ tuyên bố. ASEAN cũng ủng hộ một khu vực mở và tự do dựa trên các chuẩn mực của luật pháp quốc tế, nhưng trái ngược với học thuyết của Hoa Kỳ, phản đối việc thành lập một khối để kiềm chế Trung Quốc.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). - Sputnik Việt Nam
RCEP có ý nghĩa gì đối với cán cân quyền lực thương mại thế giới trong tương lai?
"Khẳng định lại đường lối hướng tới một chính sách độc lập và trung lập, các nước ASEAN không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, - ông Lokshin nhấn mạnh, - Họ được hướng dẫn theo các chính sách độc lập tự chủ của riêng mình. Hội nghị lần này đáng được đánh giá cao và ủng hộ hoàn toàn từ Nga, vì dẫn đến việc củng cố hòa bình và ổn định trong khu vực có tầm quan trọng quốc tế to lớn trên hành tinh của chúng ta".

Nga nên đẩy mạnh chính sách "xoay trục sang phương Đông"

Hiệp định RCEP được ký kết tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, theo giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp St.Petersburg, cho biết: - chúng ta đang nói về các nền kinh tế, tổng GDP là 28 nghìn tỷ đô la. Để so sánh: nền kinh tế Nga vào khoảng 1,5 nghìn tỷ. Chúng ta thấy rằng các "con rồng châu Á" thuộc các thế hệ khác nhau đang đoàn kết, bắt đầu hợp tác phát triển, và do đó ASEAN đang biến thành một trung tâm kinh tế. Xét cho cùng, chỉ riêng ở ASEAN đã có khoảng 600 triệu người tiêu dùng.

ASEAN 2020: Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 4. - Sputnik Việt Nam
Ai sẽ được hưởng lợi từ Thỏa thuận RCEP?
Thật không may, chúng ta phải thừa nhận Liên bang Nga đã bị bỏ lại phía sau trong quá trình hội nhập này, vì theo quan điểm của tôi, yếu tố ASEAN bị đánh giá thấp ở nước ta. Quan hệ kinh tế của Nga với các đối tác trong khu vực Đông Nam Á là hết sức không đáng kể, ngay cả với một quốc gia như Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam là 107 tỷ đô la, và giữa Nga và Việt Nam - dưới 5 tỷ đô la. Tôi cho rằng cần tăng cường chính sách "xoay trục nước Nga sang phương Đông". Vì lợi ích quốc gia của Nga, cần có sự hiện diện về kinh tế, chính trị ở những khu vực trên thế giới chứng tỏ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Bởi nếu chúng ta cứ đứng sau ngưỡng cửa của các quá trình hội nhập, điều này sẽ kích thích sự trì trệ trong nền kinh tế Nga.

Các chuyên gia Nga, mà Sputnik trích dẫn ý kiến hôm nay, cũng tin rằng việc thực hiện thỏa thuận RCEP sẽ tạo ra tiềm năng lớn để tạo ra việc làm mới, đồng thời cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Tất cả điều này chắc chắn sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế các nước ASEAN và các đối tác thương mại. Sự gia tăng tổng GDP của các nước RCEP vào năm 2050 từ 28 nghìn tỷ USD hiện tại lên 100 nghìn tỷ USD là một dự báo rất thực tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hưởng lợi nhiều từ Hiệp định RCEP dù “cuộc chơi” không có Ấn Độ
ASEAN là một ví dụ điển hình

Theo Giáo sư Kolotov, sẽ rất hữu ích nếu một số nhà lãnh đạo của không gian hậu Xô Viết chú ý đến một trong những nguyên tắc cơ bản của ASEAN - giải quyết mọi vấn đề bằng con đường hòa bình.

Cách tiếp cận này cho phép tiết kiệm đáng kể chi phí quân sự và không phải chịu tổn thất do chiến tranh và xung đột. ASEAN cung cấp một ví dụ điển hình về cách giải quyết các vấn đề nóng bỏng: theo phương thức hòa bình, không có xung đột, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và chú trọng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала