Căn cứ vào báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) của IMF, Bloomberg cũng đưa ra dự báo Việt Nam tăng hạng mạnh mẽ, nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng thu nhập mạnh nhất ở châu Á-Thái Bình Dương trong 25 năm tới.
IMF: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới
Sau khi hoàn tất đợt tham vấn trực tuyến từ ngày 15/10 đến 13/11 với Việt Nam, bà Era Dabla Norris - Trưởng đoàn Điều IV thuộc Vụ châu Á – Thái Bình Dương của IMF – đã thông tin cho biết tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Theo Trưởng đoàn Điều IV thuộc Vụ châu Á – Thái Bình Dương của IMF, năm nay kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 2,4% nhờ kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19.
IMF đánh giá, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hiệu nghiêm trọng đến mọi quốc gia trên thế giới, mức tăng trưởng của Việt Nam được xếp vào nhóm cao nhất thế giới. Có được điều này là nhờ Việt Nam đã triển khai một loạt các biện pháp quyết liệt, mạnh tay để kiềm chế dịch bệnh.
Trước đó, hồi tháng 10, IMF đưa ra nhận định Việt Nam có thể tăng trưởng 1,6% là một trong không nhiều quốc gia trên thế giới được dự báo tăng trưởng dương.
Đại diện IMF cho rằng, chính những chính sách củng cố tài khóa thận trọng trong quá khứ đã giúp Việt Nam triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả. Tính đến thời điểm hiện tại, những phản ứng chính sách tài khóa tập trung vào việc đi theo hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình dễ bị tổn thương.
Việt Nam phục hồi mạnh mẽ: IMF dự báo GDP Việt Nam 2021 đạt 6,5%
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đang áp dụng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ và giảm căng thẳng tài chính tạm thời nhằm hạn chế những yếu tố rủi ro cho nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ linh hoạt giúp giảm áp lực thanh khoản, hạ thấp chi phí nguồn vốn và đảm bảo tín dụng tiếp tục lưu thông.
Với phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, bà Norris nhận định, sang năm sau 2021, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ. Khi hoạt động kinh tế trong nước và quốc tế trở về mức bình thường, tăng trưởng được dự báo sẽ đạt 6,5%. Lạm phát có thể chạm sát mục tiêu 4%.
Mặc dù vậy, đại diện IMF cũng cho rằng vẫn còn nhiều thử thách phía trước cho nền kinh tế Việt Nam.
Chẳng hạn như khả năng dịch bệnh do coronavirus có thể bùng phát trở lại, quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang diễn ra rất chậm, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cạnh tranh, biến động trong thị trường lao động và khu vực ngân hàng.
“Với những bất trắc nêu trên, việc linh hoạt điều chỉnh quy mô và cơ cấu hỗ trợ chính sách sẽ trở nên rất quan trọng. Chính sách tài khoá phải đóng vai trò lớn hơn trong tổ hợp chính sách hỗ trợ”, Trưởng đoàn Điều IV thuộc Vụ châu Á – Thái Bình Dương của IMF cảnh báo.
Đại diện IMF giải thích thêm, trong năm nay, thâm hụt tài khóa dự báo sẽ nới rộng do thu ngân sách giảm, chi hỗ trợ bằng tiền và chi đầu tư đều tăng. Hỗ trợ tài khoá nên tiếp tục duy trì trong năm 2021 với ưu tiên cho việc cải thiện hiệu quả công tác triển khai.
Đề cập giải pháp đối với Việt Nam, bà Norris cho rằng, trong trung hạn, cần tập trung vào huy động nguồn thu cho các dự án hạ tầng xanh và hiệu quả, tăng cường hệ thống an sinh xã hội và đảm bảo bền vững nợ công.
Bà Norris cũng khẳng định, chính sách tiền tệ cần tiếp tục mang tính chất hỗ trợ trong ngắn hạn. Trong khuôn khổ hiện nay, cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn về cả hai phía sẽ giúp giảm bớt nhu cầu tích luỹ các đệm dự trữ cũng như tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh khi môi trường bên ngoài trở nên khó khăn hơn.
“IMF hoan nghênh cam kết của các cơ quan chức năng trong việc từng bước chuyển sang khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ hiện đại hơn”, bà Norris chia sẻ.
Việt Nam cần giám sát chặt rủi ro trong hệ thống ngân hàng
Theo Trưởng đoàn Điều IV thuộc Vụ châu Á – Thái Bình Dương của IMF Era Dabla Norris, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay đã cân bằng hợp lý giữa hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và đảm bảo khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng.
“Tuy nhiên, việc giám sát chặt chẽ rủi ro hệ thống ngân hàng là một yêu cầu thiết yếu khi đệm vốn của ngân hàng vẫn còn thấp hơn các nước ngang hàng trong khu vực và triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều bất trắc”, đại diện IMF lưu ý.
Cụ thể, các quy định về phân loại khoản vay và ghi nhận nợ xấu nên dần được áp dụng trở lại như bình thường để tạo sự minh bạch của bảng cân đối kế toán cũng như niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, IMF nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục củng cố tình hình vốn của các ngân hàng, đi kèm việc phát triển thị trường vốn để nâng cao sức chống chịu về tài chính, thúc đẩy huy động vốn dài hạn.
Chuyên gia hàng đầu của IMF cũng nêu rõ quan điểm, sẽ rất quan trọng để thực hiện những cải cách nhằm giảm thiểu tình trạng nhị nguyên giữa khu vực kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài của nền kinh tế, đi kèm với nâng cao năng suất. Điều này sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng mạnh mẽ và bao trùm cho Việt Nam.
“Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam”, bà Norris nhấn mạnh.
Theo vị Trưởng đoàn của IMF, Việt Nam nên ưu tiên cho việc giảm gánh nặng tuân thủ đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, cải thiện tiếp cận đất đai và nguồn lực tài chính, nhất là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như giảm bớt tham nhũng.
Bà Norris lưu ý, việc thiết lập một cơ chế phá sản riêng kịp thời và nhanh gọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp khơi thông được nguồn vốn và hạn chế những trường hợp thanh lý phá sản không cần thiết.
“Ngoài ra, cần giảm sự mất cân đối giữa cung và cầu kỹ năng lao động, tăng cường tiếp cận công nghệ và nguồn vốn con người cũng sẽ giúp thúc đẩy năng suất lao động”, Trưởng đoàn của IMF đưa ra khuyến nghị.
Báo cáo về Việt Nam sẽ được đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thảo luận trong tháng 1/2021.
Việt Nam thuộc nhóm tăng thu nhập nhanh nhất khu vực
Căn cứ vào báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) của IMF cho thấy những bước tiến lớn về thu nhập bình quân đầu người trong vòng 25 năm ở các nước Đông Âu và châu Á. Theo đó, Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia khác được dự báo có sự thăng hạng mạnh mẽ.
Bloomberg cho biết, từ năm 2000 đến năm 2025, Trung Quốc, với nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ vượt qua 56 quốc gia và vùng lãnh thổ khác về thu nhập bình quân đầu người để vươn lên đứng thứ 70 thế giới, tiến gần nhóm 1/3 nền kinh tế giàu nhất thế giới.
Việt Nam cũng được dự báo nằm trong nhóm những
có tốc độ tăng thu nhập mạnh nhất ở châu Á-Thái Bình Dương trong 1/4 thế kỷ này.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam xấp xỉ 2.700 USD trong năm 2000, dự báo sẽ đạt 12.100 USD vào năm nay và tăng lên 16.100 USD vào năm 2025 (tính theo phương pháp PPP). Điều này có nghĩa GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng gấp gần 6 lần trong 25 năm.
Báo cáo cũng cho thấy, Macao và Singapore dự kiến sẽ gia nhập nhóm có thu nhập cao nhất thế giới, trong đó đảo quốc Singapore có GDP đầu người đạt 115.445 USD vào 2025, bằng với GDP đầu người của Mỹ tại thời điểm năm 2006.
Báo cáo của Bloomberg cũng cho thấy nhiều nước ở châu Mỹ, Trung Đông và Trung Á có GDP đầu người tăng trưởng chậm hoặc thụt lùi.
Cùng tăng trưởng mạnh mẽ như Việt Nam còn có Armenia, Bangladesh, Georgia.
Đọc thêm: