Nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc ở nước ngoài đang tăng đều, và đồng nhân dân tệ mạnh không còn ngăn cản các nhà xuất khẩu duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tỷ giá tăng kỷ lục
Tuần này, tỷ giá đồng nhân dân tệ đã tăng vọt so với đô la Mỹ lên mức cao nhất trong hơn hai năm: đồng nhân dân tệ giao dịch ở mức 6,5538 đổi 1 USD. Kể từ năm 2018, đồng tiền Trung Quốc đã không tăng trên mức 6,6 CNY/USD. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho đến nay vẫn không sử dụng bất kỳ công cụ nào kìm hãm sự tăng trưởng của tỷ giá đồng nhân dân tệ. Bloomberg lưu ý, biên độ dao động giá quy định trong ngày trong phạm vi +/- 2% giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ phù hợp với định hướng thị trường, sai số dự báo của các nhà phân tích không quá 0,03%.
The onshore #yuan rallies 484 pips against the US dollar to hit 6.5649, the strongest level since June 2018.https://t.co/vVS0O9qEIi pic.twitter.com/1147ELiaAT
— YUAN TALKS (@YuanTalks) November 17, 2020
Trước đây, các nhà chức trách CHND Trung Hoa đã cố gắng duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức ổn định và ngăn chặn sự tăng giá mạnh của đồng tiền quốc gia. Trong nhiều năm, xuất khẩu chiếm một phần đáng kể trong GDP của Trung Quốc, do đó, đồng nhân dân tệ yếu khiến sản phẩm Trung Quốc có thể duy trì sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong những tháng gần đây, đồng nhân dân tệ đã bắt đầu tự tin tăng giá. Trong sáu tháng qua, đồng tiền Trung Quốc đã tăng giá hơn 7% so với đồng USD. Tuy nhiên, xuất khẩu của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi điều này. Số liệu hải quan cho thấy xuất khẩu trong tháng 10/2020 của Trung Quốc đã tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong 19 tháng qua. Nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc trên thế giới đang tăng lên: thiết bị bảo hộ cá nhân, vi điện tử và máy tính được tích cực mua - những hàng hóa này cần thiết trong bối cảnh các công ty ồ ạt chuyển sang làm việc tại nhà. Ngoài ra, trong khi nhiều nước phương Tây đang phải đối mặt với làn sóng thứ hai của dịch bệnh và áp dụng các biện pháp hạn chế kiểm dịch, Trung Quốc vẫn là một trong số ít các nước công nghiệp nơi các hoạt động sản xuất tiếp tục ổn định. Nhờ đó, hàng hóa Trung Quốc có thể “lấp đầy” thị trường xuất khẩu bị bỏ trống do sự suy giảm sản xuất công nghiệp ở các nước khác.
Vấn đề tỷ giá hối đoái
Trước đây, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Yi Gang đã nói rằng, Trung Quốc sẽ tăng cường tính linh hoạt của đồng tiền quốc gia. Ông đã lưu ý rằng, các cơ chế thị trường của tỷ giá hối đoái phải đóng một vai trò lớn trong việc xác định chính sách kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán của Trung Quốc. Cho đến nay, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc không hoàn toàn có thể chuyển đổi tự do. Tuy nhiên, một lộ trình rõ ràng đã được vạch ra cho việc chuyển sang cơ chế thị trường để hình thành tỷ giá hối đoái, chuyên gia Huang Weiping, giáo sư tại Viện Kinh tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết.
“Đến năm 1996, tài khoản vãng lai của đồng nhân dân tệ trở thành tự do chuyển đổi và chỉ có 4 trong số 40 điểm được kiểm soát chặt chẽ trên tài khoản vốn. Trên thực tế, điều này có nghĩa là trong ngắn hạn, dòng vốn vào ra được điều tiết và không có vấn đề gì với các nhu cầu đầu tư khác. Về vấn đề tỷ giá hối đoái, Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Trung Quốc tìm cách làm cho nó theo định hướng thị trường. Tất nhiên, biến động của tỷ giá đồng nhân dân tệ được kiểm soát để duy trì dao động trong một phạm vi nhất định. Và bây giờ tỷ giá đồng nhân dân tệ được duy trì trong phạm vi này. Trong tương lai, mọi thứ sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh sẽ xảy ra như thế nào. Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm, thì đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục tăng giá".
Tại sao các nhà chức trách Trung Quốc không vội hạn chế đà tăng của đồng nhân dân tệ và cố gắng theo định hướng thị trường? Đồng nhân dân tệ mạnh có lợi cho các nhà nhập khẩu. Thứ nhất, hàng hóa nhập khẩu giá rẻ kích thích tiêu dùng trong nước, mà đây sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ mạnh giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc. Trong quý trước, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 439 tỷ nhân dân tệ nợ công của chính phủ Trung Quốc. Yếu tố chính thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là lợi suất trên thị trường nợ Trung Quốc là cao hơn so với thị trường nợ phương Tây. Cuối cùng, một phần đáng kể hàng nhập khẩu của Trung Quốc là hàng hóa trung gian để sử dụng cụ thể trong việc sản xuất thành phẩm. Điều này có nghĩa là đồng nhân dân tệ mạnh sẽ giúp duy trì khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Trung Quốc, chuyên gia Huang Weiping nói:
“Mọi người đều biết rằng, một phần đáng kể hàng nhập khẩu của Trung Quốc là dầu thô và chíp bán dẫn. Những sản phẩm này rất quan trọng đối với sản xuất. Vì thế, việc nhập khẩu những mặt hàng này đóng vai trò quyết định trong hoạt động của toàn bộ nền kinh tế”.
China imports more oil from Saudi than any other country in June https://t.co/2t7MaUOCbC pic.twitter.com/vhrWQFFxdJ
— Reuters (@Reuters) July 26, 2020
Cần phải luu ý rằng, tỷ giá đồng nhân dân tệ nằm trong tầm kiểm soát đã trở thành một trở ngại cho việc quốc tế hóa đồng tiền Trung Quốc. Vào năm 2016, đồng tiền của Trung Quốc đã được đưa vào rổ tiền tệ SDR, nhưng tỷ trọng của đồng NDT trong các giao dịch quốc tế vẫn đang ở mức 2% -3%. Việc hạn chế xuất khẩu đồng nhân dân tệ khiến đồng tiền này kém thanh khoản hơn. Do đó, các quốc gia khác vẫn thuận tiện hơn khi tiến hành thương mại quốc tế bằng đô la hoặc euro, và đồng nhân dân tệ được sử dụng trong không gian cực kỳ hạn chế, chủ yếu thông qua các thỏa thuận song phương về hoán đổi tiền tệ. Trung Quốc đã nhận thức được rõ vấn đề này và đang dần tiến tới tự do hóa tỷ giá hối đoái và tài khoản vốn. Rõ ràng, các cơ quan quản lý tiền tệ của CHND Trung Hoa sẽ tiếp tục giảm sự can thiệp vào quá trình hình thành tỷ giá hối đoái của đồng tiền Trung Quốc.