Trung tâm REC đã được thành lập để hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho các hoạt động xuất khẩu phi quân sự, phi tài nguyên và phi năng lượng của Nga. Trung tâm có ba cơ quan đại diện ở nước ngoài: tại Thượng Hải, Dubai và thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thương mại của Tập đoàn Trung tâm xuất khẩu Nga (REC) ở thành phố Hồ Chí Minh là lớn nhất về diện tích, - ông Kurilo cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Trong năm 2016, văn phòng đại diện của REC đã mở cửa tại Hà Nội. Và năm ngoái, trung tâm này đã được chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung các doanh nghiệp chính của Việt Nam. Tại đây cũng có Khu triển lãm (Showroom) theo địa chỉ: 86-88, phố Hàm Nghi. Bất kỳ công ty Nga nào, sau khi vượt qua quy trình cạnh tranh, đều có cơ hội giới thiệu miễn phí các sản phẩm của mình tại đây. Đến nay đã có hơn 50 nhà sản xuất nông sản, thực phẩm và đồ uống của Nga nhận được cơ hội như vậy. Đa số công ty là đại diện của các vùng khác nhau của Nga: Altai, Bắc Caucasus, Viễn Đông. Ngày nay, tại khu triểm lãm có hơn 300 đơn vị sản phẩm của họ - hàng hiệu đã sẵn sàng để bán. Đại diện của các nhà nhập khẩu Việt Nam không chỉ có thể tìm hiểu trực quan mà còn nếm thử để đánh giá các mẫu này và thiết lập tiếp xúc với các nhà sản xuất Nga.
Coronavirus đã không cản trở quá trình mở rộng quan hệ thương mại
Ông Kurilo nhận định rằng, mặc dù đã có nhiều khó khăn do coronavirus gây ra đối với các định hướng hoạt động của REC, nhưng, đại dịch COVID-19 vẫn không thể cản trở tiến trình xuất khẩu sản phẩm của Nga sang Việt Nam.
Ngược lại, chúng tôi ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong các cuộc tiếp xúc thương mại. Một số hợp đồng khá lớn đã được ký kết trong năm nay. Ví dụ, công ty Tambov Bacon đã ký hợp đồng về cung cấp cho Việt Nam thịt lợn trị giá 4 triệu USD, công ty sản xuất dầu hướng dương thực vật với thương hiệu “Mamrukovskoe” ký hợp đồng trị giá 3 triệu USD, và công ty Garant cung cấp các sản phẩm thịt đóng hộp đã ký hợp đồng trị giá 2 triệu USD. Các hợp đồng về cung cấp kem và pa-tê thịt cũng đã được ký kết, và một số công ty Nga đang tiến hành các cuộc đàm phán về cung cấp một số sản phẩm khác, bao gồm thức ăn trẻ em và các loại nước trái cây tự nhiên khác nhau.
Con người không chỉ sống bằng bánh mì
Các nhà nhập khẩu Việt Nam thể hiện sự quan tâm không chỉ đến các loại thực phẩm. Với sự trung gian của REC, Nga đã ký hợp đồng về xuất khẩu sang Việt Nam lô hàng búp bê lật đật trị giá gần 1,5 triệu USD. Búp bê lật đật là sản phẩm đồ chơi nổi tiếng của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay từng rất quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Và bây giờ một nhà nhập khẩu Việt Nam đã quyết định tặng quà này cho trẻ em Việt Nam. Hợp đồng được ký kết cho ba năm. Lô hàng đầu tiên trong số những chuyến giao hàng theo kế hoạch đã đến Việt Nam. Và giờ đây, người ta có thể tìm thấy những chiếc búp bê lật đật của Nga tại bất kỳ cửa hàng lớn nào của chuỗi cửa hàng sách lớn nhất Việt Nam FAHASA.
Theo ông Kurilo, hiện có các yêu cầu về mỹ phẩm dành cho bà mẹ và trẻ em, nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, veneer gỗ bạch dương cho các nhà máy sản xuất đồ gỗ của Việt Nam. Có hợp đồng về cung cấp cho Việt Nam kem đánh răng Splat với trị giá một triệu đô la. Một số dự án CNTT liên quan đến việc thực hiện chương trình "Thành phố thông minh" của Nga tại Việt Nam đang được thảo luận.
Nga bắt đầu thực hiện hợp đồng về cung cấp cho Việt Nam bàn giải phẫu tương tác ảo Pirogov do các nhà khoa học và chuyên gia CNTT từ thành phố Samara phát triển với sự tham gia của các nhà giải phẫu hàng đầu của Nga. Trên mặt bàn có màn hình cảm ứng có kích thước 1 x 2 mét. Nó tái tạo mô hình 3D của cơ thể con người, cho phép sinh viên có thể bóc tách đến từng chi tiết các lớp, bộ phận cơ thể con người để quan sát cấu trúc bên trong và xem mối liên hệ giữa chúng ở không gian 3 chiều. Đây là một công cụ đa chức năng. Ở Nga và một số nước SNG, bàn giải phẫu tương tác ảo Pirogov đang được sử dụng trong các trường đại học và trung tâm y tế, cả để đào tạo sinh viên và nâng cao trình độ chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa. Hệ thống này cho phép chuyển toàn bộ dữ liệu sang ổ đĩa flash, nhờ đó sinh viên có thể tự học ở nhà. Các thiết bị tương tự của nước ngoài không có tùy chọn rất quan trọng này, theo nhận xét của giáo sư chuyên ngành Giải phẫu Stephen Schiffer, chuyên gia người Mỹ làm việc tại trường đại học tư thực VinUni, do Tập đoàn Vingroup thành lập.
Vào tháng 11, trường đại học VinUni là nơi đầu tiên tại Việt Nam được cung cấp sản phẩm này của Nga. Cần phải lưu ý rằng, bàn Nga là rẻ hơn hai lần so với các thiết bị tương tự của Mỹ, điều đó đã được ghi nhận tại buổi lễ bàn giao bàn giải phẫu tương tác Pirogov cho trường đại học VinUni.