Đây là nhận xét của ông Evgeny Slyuta, chủ nhiệm Phòng thí nghiệm địa hóa Mặt Trăng và các hành tinh tại Viện địa hóa và hóa học phân tích thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, nói với Sputnik.
"Họ bay lên đó để tiến hành lấy mẫu đất đá ở phía có thể nhìn thấy trong Đại dương Bão (Oceanus Procellarum), nằm trên vùng dung nham được gọi là Đỉnh Rümker (Mons Rümker). Đó một vùng dung nham núi lửa khổng lồ với đường kính khoảng 70 km, có khoảng 20 ngọn núi lửa cổ đại. Đây là nơi có cấu tạo địa chất độc đáo trên Mặt Trăng. Ở đó hiện diện các loại đất đá bazan Mặt Trăng ở đủ mọi nhóm tuổi, từ cổ xưa nhất đến trẻ nhất trong khu vực. Đây là một trong những nơi đáng chú ý nhất về mặt địa chất và khoa học, rất thú vị khi mang đất đá từ đó về nghiên cứu", - nhà khoa học nói.
Theo ông, các nhà khoa học Nga 15 năm trước là những người đầu tiên công bố các công trình khoa học về khu vực này của Mặt Trăng và xác định đó là một trong những hướng nghiên cứu ưu tiên khi tàu vũ trụ hạ cánh xuống đây.
Các đồng nghiệp Trung Quốc chỉ từ 5 đến 7 năm trước mới quyết định lấy mẫu đất đá ở đó.
Tên lửa Trung Quốc phóng lên Mặt Trăng
Trước đó có thông tin Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò bay lên và bay về Hằng Nga 5 lên Mặt Trăng từ sân bay vũ trụ Văn Xương (Wenchang) ở thành phố cùng tên trên đảo Hải Nam (Hainan). Tàu thăm dò có nhiệm vụ hạ cánh xuống Mặt Trăng, thu thập mẫu đất đá ở đó mang trở về Trái đất. Nó sẽ là con tàu vũ trụ đầu tiên sau 44 năm được phóng lên Mặt trăng để thu thập mẫu đất đá. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba sau Mỹ và Liên Xô có thể thực hiện sứ mệnh này.