"Ở tư thế này rất khó để cố định máy tính xách tay đúng vị trí phù hợp với mắt. Ngoài ra, trong quá trình làm việc như vậy, cột sống, cơ cổ, cơ lưng và đặc biệt là các mạch máu não phải chịu đựng căng thẳng khá lớn và kéo dài", - bác sĩ Adamyan giải thích.
Bác sĩ cho biết thêm rằng ở dây không chỉ nói về người lớn, mà ngay cả đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tình trạng căng thẳng kéo dài về thị lực có thế làm phát sinh bệnh cận thị và các vấn đề khác về thị lực.
"Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải triệu chứng suy nhược thị lực (asthenopia) dưới dạng đau đầu kéo dài, chóng mặt, suy giảm thị lực khi nhìn xa và nhìn gần. Một trong những vấn đề phổ biến của dân văn phòng là hội chứng "thị giác máy tính"- hội chứng khô mắt liên quan đến công việc phải tiếp xúc lâu với màn hình", - bà Adamyan nói.
Ngay cả khi người ta không làm việc, mà chỉ xem phim thôi, thì tác động căng thẳng đối với thị lực cũng không giảm. Ngược lại, khi không muốn bỏ sót chi tiết trong một bộ phim hấp dẫn, người xem càng không muốn thay đổi tư thế, điều này khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Những khi ấy cứ sau khoảng 23-30 phút làm việc với máy tính thì bạn nên tạm nghỉ một lần - lúc này bạn cần thư giãn, đứng dậy, đi lại.
Theo bác sĩ, quá trình phát triển của bệnh cần có thời gian nhất định, do đó, để phòng tránh, bạn nên kịp thời liên hệ tư vấn với các bác sũ chuyên khoa.