Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Hun Sen không để quan hệ Việt Nam – Campuchia “sứt mẻ”

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kể từ sau cuộc lật đổ chế độ Khmer Đỏ (chế độ diệt chủng Pol Pot), quan hệ Việt Nam – Campuchia hiện đang thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ngày càng tăng.

Hà Nội - Phnom Penh khẳng định coi trọng quan hệ hữu nghị đặc biệt, láng giềng tốt đẹp, giải quyết những khác biệt trên tinh thần hòa bình, hợp tác.

Trong cuộc hội đàm trực tuyến hôm 24/11 giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và người đồng cấp Hun Sen, lãnh đạo hai nước nhất trí kịp thời giải quyết các phát sinh trên tinh thần hữu nghị, tăng cường hợp tác quốc phòng an ninh, đảm bảo an trật tự khu vực biên giới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo cấp cao Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) Hun Sen cam kết nỗ lực cùng lãnh đạo và nhân dân hai nước không để quan hệ Việt Nam – Campuchia bị ảnh hưởng, tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam và Campuchia sẽ giải quyết phát sinh trên tinh thần hữu nghị

Tối 24/11, sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia đã phát đi thông cáo chúc mừng Việt Nam về việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, các hội nghị liên quan và đặc biệt là việc hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP).

Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đánh mất “anh em tốt” Lào và Campuchia vào tay Trung Quốc?

Theo nội dung thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc hội đàm, lãnh đạo chính phủ hai nước bày tỏ hài lòng về những tiến bộ đáng kể trong mối quan hệ hợp tác toàn diện Campuchia-Việt Nam những năm gần đây.

Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy, mở rộng mối quan hệ thân thiết này trên tinh thần “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen đã cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại và đầu tư song phương, thống nhất giao nhiệm vụ cho mỗi bộ, ngành, cơ quan và chính quyền cấp tỉnh hợp tác chặt chẽ nhằm thúc đẩy việc đi lại giữa các doanh nghiệp cũng như tăng cường thực thi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 dọc biên giới hai nước.

“Hai phía cũng khẳng định nỗ lực tăng cường hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực biên giới”, Bộ Ngoại giao khẳng định.

Đáng chú ý, trong cuộc hội đàm trực tuyến, hai bên khẳng định hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trên tinh thần hữu nghị và hợp tác.

Thủ tướng hai nước cũng bày tỏ vui mừng nhận thấy Campuchia và Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19.

Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã tặng vật tư y tế cho Campuchia nhằm hỗ trợ chương trình phòng chống đại dịch Covid-19, cũng như tạo điều kiện để hàng trăm sinh viên Campuchia trở lại học tập ở Việt Nam một cách an toàn.

Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Hoàng gia Campuchia trong việc duy trì sự ổn định kinh tế-xã hội trong thời gian xảy ra đại dịch.

Lãnh đạo hai phía hoan nghênh việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Nghị định thư công nhận thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền của các cơ quan lập pháp hai nước.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các thành viên đoàn tham dự điện đàm tại điểm cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam luôn sẵn sàng giúp Campuchia cả trong nguy nan chống Polpot, lẫn thời bình

Cả hai cùng đánh giá cao tầm quan trọng của việc trao đổi bộ bản đồ địa hình biên giới hai nước mới đây. Việt Nam và Campuchia nhất trí đẩy nhanh các thủ tục ký kết văn kiện phê chuẩn Hiệp định bổ sung và Nghị định thư 2019 trao đổi trong thời gian càng sớm càng tốt.

Hai thủ tướng cũng cam kết giải quyết việc phân định 16% đường biên giới trên bộ còn lại với quan điểm biến biên giới Việt Nam-Campuchia thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc họp Ủy ban hỗn hợp Campuchia-Việt Nam cấp bộ trưởng lần thứ 18, được tổ chức ngày 22/12/2020 tại thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng (Campuchia).

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Hun Sen không để quan hệ Việt Nam – Campuchia “sứt mẻ” - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen

Hai phía bày tỏ quyết tâm mạnh mẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trên tất cả các lĩnh vực và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ các cơ chế như Tiểu vùng sông Mekong, ASEAN, ASEM và Liên hợp quốc.

Việt Nam coi trọng và ưu tiên quan hệ với Campuchia

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/11, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Hà Nội luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dàu với Campuchia.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại trạm xét nghiệm nhanh COVID-19 khu vực ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). - Sputnik Việt Nam
Covid-19: Tổng thống Trump và Campuchia cảm ơn Việt Nam

Theo đó, trả lời câu hỏi về việc gần đây xuất hiện nhiều phân tích, đánh giá, nhận định của các chuyên gia quốc tế và hãng truyền thông nước ngoài về sự thay đổi trong quan hệ Việt Nam – Campuchia dưới tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Giới nghiên cứu quan hệ quốc tế cho rằng, Việt Nam dù duy trì ba cấp độ quan hệ đối tác rõ rệt trong chính sách ngoại giao khôn ngoan và đảm bảo đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên cao nhất (từ “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, “quan hệ đối tác chiến lược” và “quan hệ đối tác toàn diện”) thì quan hệ hữu nghị với Campuchia hay Lào và Cuba luôn “rất đặc biệt”.

Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cũng không bao giờ quên sự hy sinh to lớn và sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của những người anh em Lào, Campuchia, Cuba trong các cuộc cách mạng, chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng, thống nhất dân tộc.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, có thể thấy, dưới tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, nhất là thông qua dự án Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), các “con bài” về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt của Việt Nam với Campuchia bị tác động ít nhiều.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Hun Sen mong Việt Nam đầu tư mạnh hơn nữa vào Campuchia

Trả lời về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho quan hệ gắn liền, hữu nghị, tốt đẹp truyền thống hợp tác toàn diện bền vững lâu dài với Campuchia.

“Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ thiết thực, ngày càng hiệu quả vì lợi ích của nhân dân hai nước”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, có thể nói, quan hệ Việt Nam – Campuchia phát triển hết sức tích cực, trong thời gian qua và trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát thì hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao quan trọng, trong đó có thể kể đến chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vào tháng 2/2019.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng hai lần thăm chính thức Việt Nam vào tháng 12/2018 và tháng 10/2019. Hai bên cũng tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 40 Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng quân – dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Polpot.

Ngày 7/1/2019, hai bên cũng phối hợp kỷ niệm 43 năm con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ, những thành quả quan trọng trong hợp tác giữa hai nước được thể hiện cụ thể trên rất nhiều lĩnh vực.

“Về hợp tác kinh tế thương mại đầu tư tiếp tục được duy trì. Năm 2018 và 2019 thì hai nước đã ký 21 văn kiện hợp tác trong đó có Hiệp ước bổ sung về hoạch định biên giới quốc gia 1985 và Hiệp ước bổ sung 2015, Nghị định thư Biên giới, cắm mốc đất liền biên giới ghi nhận thành quả cắm mốc biên giới trên đất liền cho đến nay được khoảng 84%”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao thông tin.

Cùng với đó, Hà Nội và Phnom Penh cũng đã tiến hành bàn giao bộ bản đồ biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia vào tháng 8/2020 vừa qua.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam trao Huân trương hữu nghị cho các cá nhân Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia - Sputnik Việt Nam
Việt Nam – Campuchia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh

Gần đây nhất, hôm 12/11, Bộ Ngoại giao, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền đã phối hợp với Ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ bàn giao và tập huấn sử dụng bản đồ địa hình biên giới Việt Nam - Campuchia tỷ lệ 1/25.000 cho các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương.

Đây được coi là văn kiện pháp lý - kỹ thuật thể hiện đầy đủ thành quả phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước đã đạt được cho đến nay và là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia ký ngày 5/10/2019.

Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia: Không quên cuộc lật đổ chế độ Khmer Đỏ

Ngày 20/11, Lễ khởi công xây dựng Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia được tổ chức trọng thể ở tỉnh Tboung Khmum, Campuchia. Kể từ năm 1979 đến nay, Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã được xây dựng tại các khu vực trung tâm thuộc 22/25 tỉnh, thành của Campuchia.

Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen phát biểu tại Lễ khánh thành, bàn giao, tiếp nhận chợ biên giới kiểu mẫu Đa. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói gì khi bị xem là con rối của Việt Nam?

Đài Hữu nghị Tboung Khmum được đánh giá là công trình mang tính lịch sử, nhằm ghi nhớ giá trị to lớn của việc quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot (Khmer Đỏ) cách đây hơn 40 năm. Dự kiến, công trình sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2021.

Dự lễ khởi công Đài Hữu nghị Tboung Khmum, theo báo Nhân dân, có Quốc vụ khanh Bộ Nghi lễ và Tôn giáo, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia, Nhem Valy, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia, Đại tá Nguyễn Thành Chính, lãnh đạo cùng đại diện  đoàn thể và nhân dân tỉnh Tboung Khmum.

Đại tá Nguyễn Thành Chính cho biết, việc chính quyền Campuchia tiến hành xây dựng Đài Hữu nghị trên cả nước thời gian qua và tại tỉnh Tboung Khmum lần này là để ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn của quân đội và nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Campuchia trong cuộc chiến đấu đánh đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, khôi phục và xây dựng đất nước.

Trên thực tế, Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia cũng là nơi để các thế hệ sau của hai nước tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về giá trị của hòa bình, tự do và truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước Campuchia - Việt Nam.

Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng tại Lễ khánh thành, bàn giao chợ biên giới kiểu mẫu cho chính quyền Campuchia.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tặng chợ biên giới, món quà đặc biệt cho Campuchia

Có thể nói, cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của lãnh đạo hai nước, nhân dân Việt Nam – Campuchia, mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai quốc gia không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Cả lãnh đạo Việt Nam và Campuchia luôn bày tỏ lòng cảm ơn về sự ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh, giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.

Hà Nội và Phnom Penh, dù ở các kênh đối thoại nào cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ vun đắp cho quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển bền vững.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала