Tình hình ở Trung Quốc thì khác, tờ báo lưu ý. Rõ ràng, coronavirus đã được kiểm soát, nền kinh tế được khởi động lại, và nợ quốc gia chỉ tăng 10%. Tài chính của CHND Trung Hoa cũng có vẻ ổn định: ngoài ra, việc thành lập khu vực thương mại tự do của RCEP củng cố vị thế lãnh đạo của Trung Quốc ở khu vực Đông Á.
Liệu đồng nhân dân tệ có thách thức đồng đô la với tư cách là tiền tệ chính của thế giới?
Năm 1944, hệ thống tiền tệ Bretton Woods được tạo ra trên cơ sở đồng đô la. Sau đó, tỷ giá đô la được cố định chắc chắn trong mối quan hệ với vàng: ngoài ra, đồng đô la trở thành đồng tiền dự trữ và ngân hàng trung ương của các nước khác đã mua nó để ổn định tỷ giá hối đoái của mình, và bằng cách này tài trợ cho những khoảng chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sau chiến tranh Việt Nam, lạm phát gia tăng và nhiều ngân hàng ngừng mua đồng đô la. Kết quả là hệ thống Bretton Woods đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Á vẫn trung thành với đồng đô la, tờ báo viết. Năm 1994, Trung Quốc đã cố định tiền tệ quốc gia của mình với đồng đô la. Kể từ đó, CHND Trung Hoa đã lớn mạnh và trở thành quốc gia giữ vai trò trung tâm ở Đông Á, nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định và sự ổn định của khu vực do đồng nhân dân tệ được gắn với đồng đô la.
Theo tờ Die Welt, việc đồng nhân dân tệ vẫn chưa trở thành đồng tiền chính trong khu vực là do thị trường tài chính Trung Quốc bị kiểm soát quá mức. Tiền tệ thế giới cần luôn đi kèm với một thị trường tài chính tự do và phát triển. Tuy nhiên, những khó khăn kinh tế hiện tại ở Mỹ đang tạo cơ hội cho đồng nhân dân tệ. Nếu đồng tiền Trung Quốc tiếp tục tăng giá so với đồng đô la, nhiều nước châu Á sẽ có động lực để thay thế dự trữ đô la của họ bằng đồng nhân dân tệ.