Cuộc chiến thương mại của Mỹ làm tăng tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc trong xuất khẩu toàn cầu

© AP Photo / Sam McNeilTàu buôn ở Vũ Hán
Tàu buôn ở Vũ Hán - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nikkei đã tiến hành phân tích khoảng 3.800 sản phẩm hiện đang thuộc diện theo dõi của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và phát hiện ra rằng, có 320 sản phẩm mà Trung Quốc nắm tỷ trọng hơn 50% trên các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, ở thời điểm năm 2001, khi Trung Quốc mới gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), con số này chỉ là 61.

Đồng thời, tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc trong xuất khẩu hàng điện tử công nghệ cao cũng đang tăng lên. Giá trị xuất khẩu của máy tính cỡ nhỏ được sản xuất tại Trung Quốc chiếm 66%. Tỷ trọng nói trên đối với mặt hàng linh kiện tinh thể lỏng được sử dụng trong máy tính cá nhân và điện thoại thông minh ước tính khoảng trên 50%, tỷ trọng của máy điều hòa ước tính 57%. Xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng lên bất chấp cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, khi Donald Trump lên nắm quyền, số lượng sản phẩm mà Trung Quốc nắm tỷ trọng cao trên các thị trường xuất khẩu toàn cầu đã ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, năm ngoái, Trung Quốc bắt đầu tăng cường xuất khẩu trở lại.

Trump gặp ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 ở Osaka, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Tại sao Mỹ gọi cuộc chiến thương mại là lợi ích

Một điều nghịch lý là nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc bắt đầu tăng cao trong thời gian đại dịch COVID-19. Nếu trong tháng Hai năm nay, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước OECD cộng với Trung Quốc ở mức 14%, thì đến tháng Ba, chỉ số này tăng đến 17%,  vào tháng Tư - đến 24%. Kể từ đó, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong OECD liên tục vượt quá 20%, trong khi mức đỉnh trước đó đạt được vào năm 2015 chỉ là 19%.

Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới. Theo Ban  thống kê của Liên hợp quốc, trong năm 2018, Trung Quốc đã chiếm 28% tổng sản lượng công nghiệp toàn cầu. Không có gì đáng ngạc nhiên mà các nhà sản xuất toàn cầu như Apple đã dự kiến ​​sản lượng của chính họ sẽ giảm vào mùa xuân năm nay khi Trung Quốc bắt đầu tự cô lập với bên ngoài. Ngoài ra, trong đại dịch coronavirus, Trung Quốc đã nổi lên là nhà cung cấp vật tư y tế và các thiết bị bảo vệ cá nhân hàng đầu thế giới. Năm nay, xuất khẩu các mặt hàng nói trên từ Trung Quốc đã tăng gần 1/3, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu. Chỉ trong hai tháng từ tháng 3 đến tháng 5, Trung Quốc đã xuất khẩu 70,6 tỷ khẩu trang y tế. Để so sánh: năm ngoái cả thế giới chỉ sản xuất được 20 tỷ khẩu trang.

Mỹ thúc đẩy các công ty chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc

Sau khi phát động cuộc chiến thương mại chống Trung Quốc, Mỹ bắt đầu thúc đẩy các công ty của mình chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang các nước khác, bao gồm cả trở lại Hoa Kỳ. Ngoài ra, Washington đã cố gắng thuyết phục các đồng minh của mình về sự cần thiết của biện pháp này. Đôi khi Washington đã thành công. Chẳng hạn, Tokyo bắt đầu thực thi chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp của nước này chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở lại Nhật Bản. Có những trợ cấp đặc biệt cho những công ty như vậy. Theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, 1.760 công ty đã nộp đơn xin trợ cấp từ Chính phủ trong thời gian thực hiện chương trình này. Trong số đó có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm sản xuất chip, tinh thể lỏng và các sản phẩm y tế.

© REUTERS / SUN YILEIÔ tô Trung Quốc xuất sang Mỹ
Cuộc chiến thương mại của Mỹ làm tăng tỷ trọng đóng góp của Trung Quốc trong xuất khẩu toàn cầu - Sputnik Việt Nam
Ô tô Trung Quốc xuất sang Mỹ

Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc sản xuất phần lớn hàng tiêu dùng và các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp không thể mang lại lợi nhuận cao nếu không có sự mua sắm quy mô lớn của Chính phủ, Nikkei thừa nhận. Nhưng, các doanh nhân Nhật Bản suy nghĩ thiết thực, do đó, theo ghi nhận của Mitsubishi Chemical Holdings, công ty sẽ tiếp tục sản xuất các sản phẩm của mình tại Trung Quốc và sẽ cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng về việc chuyển cơ sở sản xuất sang Nhật Bản. Chi phí nhân công ở Nhật Bản quá cao, do đó, việc sản xuất hàng hóa có đủ khả năng cạnh tranh được với hàng Trung Quốc là vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không còn là nguồn cung cấp lao động giá rẻ. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, GDP bình quân đầu người đã tăng gấp nhiều lần và hiện đã vượt quá 10.000 USD. Đương nhiên, sự gia tăng thu nhập của người dân ảnh hưởng đến cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Và Trung Quốc bắt đầu sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, để tiến lên chuỗi giá trị toàn cầu. Trợ lý Giám đốc Jia Jinjing từ Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Nhân dân Trung Quốc chia sẻ với Sputnik:

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Tại sao giới kinh doanh Mỹ gia tăng đầu tư vào Trung Quốc?
“Theo hiệu ứng Balassa-Samuelson, sự tăng trưởng kinh tế và sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người sẽ dẫn đến việc củng cố đồng tiền quốc gia. Xét cho cùng, sau sự gia tăng của thu nhập bình quân đầu người, nhu cầu về hàng hóa cao cấp, chất lượng cao, chẳng hạn, trong lĩnh vực dịch vụ, cũng tăng lên. Trong tình hình như vậy, cả xuất khẩu và nhập khẩu cũng sẽ tăng trưởng. Theo đà tăng trưởng kinh tế, quá trình sản xuất hàng hóa cũng trở nên phức tạp hơn, chuỗi cung ứng trở nên dài hơn khi cần phải sản xuất các mặt hàng theo công nghệ tiên tiến. Nhiều sản phẩm ngày càng trở nên tiên tiến hơn, còn có yếu tố số hóa. Ví dụ, trong điện thoại thông minh, chức năng nghe gọi đã trở thành một phần bổ sung, bây giờ mục đích chính của smartphone là sử dụng các ứng dụng khác nhau. Do đó, khi các sản phẩm trở nên phức tạp hơn, các chuỗi cung ứng cũng trở nên dài hơn. Hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang dần chiếm lĩnh thị trường ngách - sản phẩm thuộc phân khúc “cao cấp”. Nhờ đó, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc trong thương mại thế giới sẽ tăng lên”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала