Việt Nam – tia sáng trên nền mây mù ảm đạm COVID-19

© Đinh Hằng - TTXVNNhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân trong khu vực Lô E, Lò Gốm (Phường 7, Quận 6). Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân trong khu vực Lô E, Lò Gốm (Phường 7, Quận 6). Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính trị quốc tế và trong nước, cuộc đấu tranh chống coronavirus và kinh tế - đó là những chủ đề chính của các bài viết và thông tin về Việt Nam trên báo chí nước ngoài tuần qua. Sputnik giới thiệu tổng quan đánh giá của chuyên mục hàng tuần «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Những ca lây nhiễm mới

Hôm thứ Hai, Channel News Asia đưa tin rằng Việt Nam thông báo có trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên sau 89 ngày «sạch virus» trong cộng đồng. Sở dĩ xảy ra như vậy là do một tiếp viên hàng không bay về từ Nhật Bản đã vi phạm chế độ cách ly, kết quả là cô này lây bệnh cho ít nhất 3 người nữa. Tổng số ca bệnh xác nhận ở Việt Nam đã lên tới 1.361 người, số trường hợp tử vong vẫn giữ nguyên là 35.

Theo Straits Times, trong nội địa Việt Nam có khoảng 16.600 người đang được cách ly và quản lý trong tầm theo dõi.

Ấn Độ và Việt Nam có chung động lực

Ấn Độ là một trong những nước gắn bó với Việt Nam bằng mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, như tờ The Times of India viết. Sự hợp tác này dựa trên bốn nền tảng vững chắc. Nền tảng chính trị-ngoại giao bao hàm sự phối hợp chặt chẽ trong những vấn đề song phương, khu vực và quốc tế quan trọng nhất. Quan hệ hiệp lực về kinh tế-thương mại Việt-Ấn được cải thiện rõ rệt trong những năm qua, đặc biệt là từ sau khi ký kết Hiệp định Thương mại Tự do giữa Ấn Độ và ASEAN. Nền tảng thứ ba là quốc phòng và an ninh. Việt Nam dành quan tâm lớn để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước mình, còn Ấn Độ nỗ lực sử dụng khả năng quốc phòng của các nước bạn bè Đông Nam Á để duy trì hòa bình trong khu vực chiến lược này, mà trong đó Việt Nam chiếm vị trí quan trọng.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện đàm với Ngài Rajnath Singh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam
Tăng cường hợp tác quân sự quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ

Hà Nội đang xem xét vấn đề mua các hệ thống phòng không Akash và trực thăng Dhruv của Ấn Độ, đồng thời thể hiện sự chú ý đến tổ hợp tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, sản phẩm chung của Ấn-Nga. Yếu tố Trung Quốc cũng có tầm quan trọng lớn trong những quyết sách tính toán chiến lược của Ấn Độ và Việt Nam. Không có gì bí mật là Bắc Kinh đang gây sức ép lên cả hai nước này.

Việt Nam biết trụ vững trong khó khăn

Bức tranh kinh tế thế giới cuối năm 2020 khá ảm đạm. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), nền kinh tế Mỹ sẽ giảm sút 4,4%, Nhật Bản - 5,3%, Đức - 6%, Canada - 7,1%, và Anh và Pháp - gần 10%, như Manila Times phản ánh. Về khu vực Đông Nam Á, theo Ngân hàng Thế giới (WB) mức giảm GDP vào năm 2020 của Malaysia có thể là 6,1%, Philippines - 9,9% và  Thái Lan - 10,4%. Trên nền mây mù ảm đạm đó, điểm sáng duy nhất ở châu Á là Việt Nam, ngay từ khi đại dịch bắt đầu đã biết khéo léo giữ cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe cộng đồng và kinh tế quốc dân. Ngân hàng Thế giới kỳ vọng rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm 2020. Theo đánh giá của giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân thành công của Việt Nam là khi mở cửa nền kinh tế, Hà Nội đã đảm bảo được «quyền sở hữu và kiểm soát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp chiến lược trong nông nghiệp, khai thác khoáng sản, viễn thông, đường sắt, hóa chất, nước, dầu, điện, xi-măng, thép và các ngành khác của công nghiệp nặng, cũng như trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.

Nikkei Asia Review đưa tin rằng trong khuôn khổ chiến dịch giúp các nền kinh tế mới nổi giảm thiểu lượng khí thải carbon, Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam chuyển từ dùng các loại nhiên liệu khai khoáng kém sạch hơn sang sử dụng khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Trong tuyên bố chung từ Diễn đàn ba bên về LNG hôm thứ Năm, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã cam kết dành hỗ trợ tài chính cho Việt Nam để xây dựng các nhà máy điện hoạt động bằng khí hoá lỏng và kiến thiết các bến bãi tiếp nhận.

Đại biểu tham quan và làm việc tại trụ sở Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thương mại hóa 5G bằng thiết bị của Viettel: Vấn đề kinh tế và chủ quyền

Pr News Wire thông báo, Tập đoàn Viettel công bố khởi động thử nghiệm 5G thương mại, trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ 5G cho khách hàng sau một thời gian thử nghiệm kỹ thuật. Các khách hàng sử dụng điện thoại di động có hỗ trợ 5G ở các quận trung tâm thành phố như Hoàn Kiếm, Ba Đình và Hai Bà Trưng hiện đã có thể hưởng dịch vụ 5G mà không cần đổi thẻ SIM.

30 nghìn tỷ VND (1,3 tỷ USD) và 192 người thiệt mạng, 57 người vẫn đang ở diện mất tích. Đó là thiệt hại nặng nề do chín cơn bão và hai đợt áp thấp nhiệt đới gây ra ở Việt Nam trong hai tháng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11, - theo dữ liệu của tờ Daily Sabah.

Những đại biểu của phái đẹp và niềm tự hào Việt Nam

Nikkei Asia Review đánh giá cao quá trình tiến bộ xã hội của nữ giới ở Việt Nam. Trong bảng xếp hạng Mastercard Index of Women 2016, số điểm tổng thể của Việt Nam là 64,2 - đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Singapore và Philippines, cao vượt hơn nhiều so với Nhật Bản chỉ đạt 49,5.

Trong những năm gần đây, các phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều đại biểu đảm trách những cương vị  quan trọng trong cơ cấu Chính phủ cũng như tại các doanh nghiệp. Ngày 12 tháng 11, cơ quan lập pháp phê chuẩn việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hồng, 52 tuổi làm tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vị trí lãnh đạo cao nhất tại Ngân hàng Trung ương. Trong chừng mực phụ nữ Việt Nam ngày càng chứng tỏ sức mạnh thành công, phá bỏ rào cản, không loại trừ khả năng nữ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ được bầu làm Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản cho những nhiệm kỳ tới, - tờ báo dự đoán.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала