Nhà báo khẳng định, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã giết chết 40 triệu người, còn Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã cướp đi sinh mạng của 60-80 triệu người.
Tác giả của bài báo lưu ý rằng tổng cộng đã có khoảng 40 triệu người chết do hậu quả các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ (1206-1368). Hơn nữa, một loạt các cuộc xung đột vũ trang ở Trung Quốc trong thế kỷ thứ hai và thứ ba đã cướp đi số lượng sinh mạng tương tự.
Trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc (Taiping) (1850-1864) ở Trung Quốc có từ 20 đến 30 triệu người chết, cuộc nổi dậy Dungan (1862-1869) ở hai tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc của Trung Quốc và Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) cũng có số người chết gần 20 triệu.
Theo nhà báo Suciu, ước tính có khoảng 24,3 triệu người đã thiệt mạng trong cuộc chinh phục Mexico của Tây Ban Nha. Chiến dịch Tamerlane (1370-1405) đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người. Chiến tranh Ba mươi năm ở châu Âu (1618-1648) dẫn đến cái chết của 11,5 triệu người, Chiến tranh Napoleon (1803-1815) - 7 triệu người.
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và Chiến tranh Việt Nam (1964-1975) đã cướp đi sinh mạng của khoảng 4,5 và 4,3 triệu người.
Thời kỳ Reconquista (tái chinh phục) ở bán đảo Iberia trong gần 80 năm đã làm khoảng 7 triệu người thiệt mạng, Chiến tranh Trăm năm (1337-1453) - 3,3 triệu người. Trong Chiến tranh Punic (264-146 trước Công nguyên) giữa La Mã cổ đại và Carthage, khoảng 1,8 triệu người đã chết.
Theo đánh giá của nhà báo, cuộc xung đột giữa Cộng hòa La Mã và các bộ lạc xứ Gallia vào thế kỷ đầu tiên trước Công nguyên đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người, cuộc giao tranh giữa người La Mã và người Do Thái vào thế kỷ I sau Công nguyên đã làm gần hai triệu người thiệt mạng.