"Không muộn hơn 30 ngày sau khi luật này có hiệu lực, Tổng thống [Hoa Kỳ] phải áp đặt không ít hơn năm biện pháp hạn chế được nêu trong Mục 235 của Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt đối với "từng người cố ý mua các hệ thống S-400", - dự luật ngân sách quốc phòng được các nhà lập pháp tán thành cho biết.
Thời gian tới Thượng viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu về dự luật này.
Liệu Hoa Kỳ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt dưới thời Tổng thống Biden?
Nhà khoa học chính trị Sencer İmer, trưởng Khoa Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Ufuk của Thổ Nhĩ Kỳ, bình luận với Sputnik về tình hình xung quanh việc Washington có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).
Theo chuyên gia Sencer İmer, nếu các biện pháp trừng phạt được đưa ra, thì điều đó sẽ diễn ra không phải trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump, người cho đến nay vẫn chưa ủng hộ ý tưởng này, mà chỉ sau khi ông Joe Biden chính thức bước vào Nhà Trắng.
Ông Sencer İmer nhắc nhở về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã có đủ sức tự mình khắc phục hậu quả của lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt đối với nước này vào năm 1974, ngoài ra ông lưu ý đến sự hợp tác chặt chẽ và mối quan hệ hữu nghị của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Trung Quốc.
Chuyên gia Sencer İmer nhận xét rằng, trong điều kiện địa chính trị hiện nay, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ rất phản tác dụng với phía Hoa Kỳ.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới đa cực, rõ ràng là Hoa Kỳ không còn có thể đạt được những gì họ muốn thông qua việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương. Mỹ có lợi hơn khi duy trì quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ để đạt được các mục tiêu của họ trong khu vực. Tôi cho rằng, Joe Biden hiểu rõ điều này. Chắc là sau khi lên nắm quyền, ông sẽ không muốn phạm sai lầm khi đánh mất Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là một đồng minh trong khu vực. Vì lý do này, nếu các biện pháp trừng phạt được áp dụng, thì đó sẽ là những hạn chế mang tính tượng trưng, tạm thời", - ông Sencer İmer kết luận.
Đọc thêm: