Trong số các ca nặng, tỷ lệ này là cao hơn - 45,5%. Một phần ba bệnh nhân đã mất khứu giác và vị giác, có cơn đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn. Một trong những triệu chứng đặc trưng là những khó khăn trong nhận thức đến tình trạng bị lẫn. Hơn nữa, một số bệnh nhân từng mắc COVID-19 phát triển các rối loạn tâm thần. Tất cả điều này cho thấy rằng, coronavirus ảnh hưởng đến não.
Dấu hiệu viêm
"Tôi đã ghi nhận suy giảm nhận thức: khó tập trung hơn, tôi quên nhiều thứ, điều đáng sợ là những thứ rất quan trọng, tôi thường xuyên có cảm giác “sương mù trí não”, - ông Alexey Fedorov, bác sĩ phẫu thuật từ Trung tâm phẫu thuật tim mạch tại Bệnh viện lâm sàng quân đội mang tên Burdenko cho biết.
Bản thân ông đã phục hồi khỏi COVID-19 một tháng trước. Khứu giác của ông chỉ được hồi phục một phần. Trong các bình luận, nhiều người đã chia sẻ những nhận xét tương tự.
Ngay sau khi dịch bệnh bùng phát, đã có nhiều thông tin về những vấn đề thần kinh và tâm thần khác nhau của các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Rõ ràng là virus xâm nhập vào não, nhưng bằng cách nào và tác hại của nó ra sao thì vẫn chưa rõ.
Vào tháng 4, bác sĩ Giuseppe de Santis từ bệnh viện "Hồng Y Giovanni Panico" ở Tricase, Ý, đã công bố báo cáo trên một tạp chí khoa học về các dấu hiệu viêm não ở bệnh nhân COVID-19. Theo dữ liệu thu được trước đây, coronavirus có thể lây nhiễm sang hệ thần kinh trung ương, và điều này dẫn đến phản ứng miễn dịch, nhà khoa học viết.
Bác sĩ De Santis đưa ra giả thuyết rằng, virus SARS-CoV-2 tấn công hệ thần kinh trung ương qua con đường khứu giác, di chuyển đến thân não, giết chết các tế bào thần kinh. Các phân tử tiền thân của chứng viêm (cytokine) có thể gây ra phản ứng dữ dội trong cơ thể - cơn bão cytokine làm tổn thương não. Theo bác sĩ De Santis, đây là lúc đề cao cảnh giác bởi vì tình trạng của bệnh nhân COVID-19 bị mất khứu giác có thể trở nên tồi tệ hơn.
Virus tấn công tế bào thần kinh
Vào thời điểm đó, một nhóm lớn các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh bằng thực nghiệm trên các tế bào nuôi cấy rằng, coronavirus mới có thể lây lan đến các tế bào thần kinh. Trong các thí nghiệm tiếp theo trên chuột đồng, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, virus SARS-CoV-2 làm tổn thương các tế bào trong biểu mô mũi có chức năng khứu giác, và thụ thể ACE2 giúp virus xâm nhập tế bào được tổng hợp tích cực trong chất đen (Substantia nigra) ở trung não chịu trách nhiệm đối với sự chuyển động, cũng như ở hồi sau và hồi giữa của thùy thái dương trong vỏ não.
Nhưng, phải làm thế nào để kiểm tra điều này trên các tế bào thần kinh sống của con người? Các nhà nghiên cứu đã lấy các tế bào của một người trưởng thành, làm trẻ hóa chúng bằng phương pháp hóa học, sau đó phát triển từ chúng các tế bào thần kinh, nói chính xác hơn là các bào quan - thành phần cấu trúc hợp thành tế bào - có thể đóng vai trò mô hình bộ não.
Các tế bào đã bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 và, để so sánh, bị lây nhiễm cả SARS-CoV - tác nhân gây đại dịch SARS ở Đông Nam Á năm 2002-2003. Hóa ra là loại coronavirus mới đã xâm nhập vào các bào quan và nhân lên trong chúng, xâm nhập trực tiếp vào các tế bào của vỏ não. Điều này giải thích tại sao bệnh nhân COVID-19 mất khứu giác và vị giác, cũng như mắc những triệu chứng thần kinh khác.
Hơn nữa, virus lây nhiễm vào các tế bào gốc trong não bộ, có nghĩa là xâm nhập vào hành khứu giác của bệnh nhân, nơi có quần thể tế bào gốc thần kinh, và gây tổn thương chúng. Kết quả là, bệnh nhân mất khứu giác và chỉ có thể lấy lại khứu giác một phần trong vòng vài tuần sau khi hồi phục.
Các nhà khoa học tìm thấy RNA của virus trong não
Tuy nhiên, đây chỉ là những bằng chứng gián tiếp. Phải làm thế nào để xác minh trực tiếp rằng coronavirus xâm nhập vào não?
Các nhà khoa học Đức đã nghiên cứu các mẫu mô thần kinh trong thi thể của 33 bệnh nhân từ 30 đến 98 tuổi tử vong do COVID-19, họ đã lấy mẫu từ một số vùng não và chất nhầy từ vòm họng.
Trong thời gian bị bệnh, một số người trong số họ đã có biểu hiện lú lẫn, xuất huyết nội sọ, đau đầu, thay đổi hành vi, thiếu máu não cấp tính.
Trong tất cả các mẫu mô, số lượng lớn nhất RNA của virus và protein tăng đột biến, mà virus bám vào màng tế bào, đã được tìm thấy trong chất nhầy tích tụ trong mũi và cổ họng.
"Điều này cho thấy rằng, SARS-CoV-2 có thể sử dụng chất nhầy trong mũi và cổ họng như một cổng vào não", - Giáo sư Frank Heppner, một trong những người đứng đầu nghiên cứu, nói với dịch vụ báo chí của Charite - Đại học Y khoa Berlin.
Xét theo mọi việc, virus lây lan từ mũi họng dọc theo các dây thần kinh khứu giác, mặc dù có thể có các con đường khác, ví dụ như máu. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhấn mạnh, họ đã phân tích mẫu mô của các bệnh nhân nặng đã phải thở máy. Cần thận trọng khi xem xét kết quả này có liên quan đến những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.