Điều này được phản ảnh trong một bài báo đăng trên The Astronomical Journal.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời (ngoại hành tinh, exoplanet) nằm ở khoảng cách rất xa so với ngôi sao sinh đôi HD 106906 và vành đai các mảnh vỡ băng. Trong Hệ Mặt trời có một vành đai tương tự được gọi là Vành đai Kuiper và nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Vật thể có cấu tạo khí khổng lồ này được hình thành cùng với ngôi sao 15 triệu năm về trước, cho thấy hành tinh thứ 9 có thể đã hình thành vào buổi bình minh của Hệ Mặt trời, tức là 4,6 tỷ năm trước.
Ngoại hành tinh này ở rất xa so với một cặp sao trẻ, ở khoảng cách gấp 730 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời. Điều này làm cho việc tính toán các thông số của quỹ đạo trở nên khó khăn vì quỹ đạo có hình dáng kéo dài và nghiêng. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do ban đầu hành tinh này di chuyển đến gần sao đôi, sau đó do tác động của lực hấp dẫn, nó gần như bị văng ra khỏi hệ hành tinh. Và quỹ đạo của khối khí khổng lồ này ổn định trở lại nhờ một ngôi sao đi ngang qua nó.
Các nhà thiên văn học cho rằng một kịch bản tương tự có thể gống như trường hợp hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời. Nó có thể đã hình thành ở phần bên trong của Hệ Mặt trời và bị văng ra khỏi đó do tương tác với sao Mộc, sau đó quỹ đạo của nó ổn định trở lại nhờ trường hấp dẫn của các ngôi sao đi ngang qua.