Vụ án ông Đinh La Thăng ở cao tốc Trung Lương: Tội lỗi ‘đổ hết lên đầu’ Đinh Ngọc Hệ

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNBị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa.
Bị cáo Đinh La Thăng tại phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan vụ án ông Đinh La Thăng ở cao tốc TP.HCM – Trung Lương, thuộc cấp của bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út ‘trọc’) đổ hết tội lên đầu cựu Thượng tá Quân đội, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng và khẳng định, chỉ làm theo chỉ đạo cấp trên.

Theo đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã “dùng mọi thủ đoạn”, chỉ đạo cháu gái Vũ Thị Hoan, nguyên Giám đốc Công ty Yên Khánh thực hiện hàng loạt hành vi gian dối, “ém” tiền phu phí cao tốc Trung Lương, làm giả báo cáo tài chính, can thiệp phần mềm.

Nhiều lời khai bất ngờ khi xét xử vụ án cao tốc TP.HCM – Trung Lương

Sáng ngày 15/12, Tòa án Nhân dân TP.HCM tiếp tục phiên xét xử ngày thứ hai vụ án liên quan đến việc thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương, gây thiệt hại hơn 725 tỷ đồng. HĐXX đã xét hỏi những bị cáo là đồng phạm với Đinh Ngọc Hệ.

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Di lý cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng từ Hà Nội vào TP.HCM để xét xử

Khai nhận tại tòa, bị cáo Phạm Văn Diệt (bị Viện Kiểm sát cáo buộc tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản") cho rằng bị cáo làm mọi việc theo chỉ đạo từ Đinh Ngọc Hệ.

Theo bị cáo Diệt, Công ty Yên Khánh có người đứng tên trên giấy tờ là bà Vũ Thị Hoan (nguyên Giám đốc Công ty Yên Khánh, cháu bị cáo Hệ). Do đó, tất cả mọi giấy tờ quan trọng đều do bà Hoan ký. Diệt thừa nhận bản thân là người trực tiếp tham gia đấu giá và tham gia ký hợp đồng bán quyền thu phí.

“Nhưng mọi việc đó do bị cáo Hệ sắp đặt từ trước, bị cáo chỉ ký tên”, – bị cáo Diệt khẳng định.

Sau khi trúng đấu giá, Công ty Yên Khánh tiếp tục khai thác quyền thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương. Khi đó, Diệt có tham gia thảo luận, bàn bạc về việc cách cắt giảm, che giấu doanh thu ở các trạm thu phí.

Sau đó, Diệt cũng là người phê duyệt phương thức nộp tiền thu phí theo số liệu được can thiệp và doanh thu thực tế.

Cáo trạng của VKS cáo buộc, bị cáo Phạm Văn Diệt đã trực tiếp cùng Đinh Ngọc Hệ đến Công ty Cửu Long để tiếp cận, tham gia đấu giá mua quyền thu phí cao tốc TP HCM – Trung Lương.

Phạm Văn Diệt biết rõ hành vi làm giả hồ sơ năng lực tài chính của Công ty Yên Khánh nhằm tạo sự tin tưởng, hợp thức hóa hồ sơ đấu giá. Bị cáo Diệt cũng làm theo chỉ đạo của Đinh Ngọc Hệ, trực tiếp tham gia đấu giá cũng như dự buổi ký hợp đồng bán quyền thu phí.

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Hữu Chính phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Sắp xử các ông Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Vũ Huy Hoàng

Tại tòa, bị cáo Diệt phủ nhận việc hưởng lợi từ số tiền bị cáo Đinh Ngọc Hệ “bòn rút” ở các trạm thu phí (hơn 725 tỷ đồng).

Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Thị Kim Huệ (nguyên kế toán Công ty Yên Khánh) khai rằng bị cáo không biết chủ thực sự tại Công ty Yên Khánh là Đinh Ngọc Hệ. Bị cáo không trực tiếp nhận nhiệm vụ từ Hệ mà chỉ làm theo phân công từ lãnh đạo trực tiếp ở công ty.

Bị cáo Huệ cho rằng, ban đầu bản thân không hề hay biết gì về số liệu thu phí cao tốc TP HCM – Trung Lương cũng như phần mềm cài đặt trong máy tính là nhằm che giấu sai phạm trong quá trình thu phí. Bị cáo chỉ được biết về phần mềm công nghệ nói trên sau một thời gian làm việc.

"Bị cáo biết Công ty Yên Khánh có hai hệ thống sổ sách – sổ sách lưu giữ số liệu thực tế và sổ sách lưu giữ số liệu trên máy tính", bị cáo Huệ thừa nhận tại tòa.

Và cũng tương tự bị cáo Diệt, Nguyễn Thị Kim Huệ khẳng định bản thân không hưởng lợi từ số tiền thất thoát mà chỉ là người làm công ăn lương tại Công ty Yên Khánh.

Khai nhận trước HĐXX, bị cáo Ngô Bá Thắng (nguyên Giám đốc Công ty Yên Khánh chi nhánh Long An) cho biết bị cáo có nhiệm vụ điều hành nhân sự ở chi nhánh, gồm cả các trạm thu phí. Bị cáo Thắng cho biết bản thân chưa bao giờ nhận chỉ đạo từ bị cáo Hoan. Bị cáo thừa nhận có biết việc cài đặt phần mềm vào máy tính do những bị cáo thực hiện là sai trái nhưng không có ý kiến vì cho rằng bản thân chỉ là người làm công ăn lương.

Trong khi đó, bị cáo Tô Phước Hùng (kế toán trưởng Công ty Yên Khánh) khai rằng bản thân không nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Đinh Ngọc Hệ mà từ những lãnh đạo trong công ty. Bị cáo theo dõi ngân hàng, nhận chứng từ liên quan kế toán nhưng không biết về số liệu thu phí, không biết về phần mềm. Bị cáo chỉ biết sau khi làm việc một thời gian.

Theo bị cáo, Công ty Yên Khánh có hai hệ thống sổ sách. Bị cáo chỉ biết và làm theo chỉ đạo chứ không nắm rõ vụ việc. Bị cáo chỉ nhận số liệu thực tế chứ không theo dõi. Công ty Yên Khánh chi trả lương hàng tháng cho bị cáo. Cáo trạng xác định bị cáo Tô Phước Hùng là đồng phạm với bị cáo Hệ nhưng bị cáo không hưởng lợi từ số tiền thất thoát.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ “dùng mọi thủ đoạn” để chiếm đoạt tiền thu phí

Cáo trạng xác định,bị cáo Đinh Ngọc Hệ đã sử dụng tư cách pháp nhân của doanh nghiệp (do bị cáo Hệ đứng sau thao túng, trong đó có Công ty Yên Khánh) để mua đấu giá quyền thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương.

Nhân viên của Hệ nhận chỉ đạo của bị cáo này để làm giả hồ sơ năng lực tài chính của 2 doanh nghiệp nhằm tạo sự tin tưởng, đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá. Hợp đồng bắt buộc Tổng Công ty Cửu Long (thuộc Bộ GTVT) bàn giao nguyên trạng thiết bị thu phí về Công ty Yên Khánh. Doanh nghiệp sẽ báo cáo Tổng Công ty Cửu Long về doanh thu thu phí, tình hình bảo quản cơ sở vật chất, tài sản.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói gì về bút phê vụ ông Đinh La Thăng và Út “trọc”?

Nhằm che mắt cho hành vi phạm tội của mình, Hệ đã chỉ đạo cấp dưới (Hoan, Diệt) cắt giảm, che giấu doanh thu, dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tiền thu phí. Nhận chỉ đạo của Hệ, nhân viên công ty đã tận dụng phương pháp thu phí "thủ công", không qua hệ thống phần mềm quản lý.

Công ty Yên Khánh không đưa vào báo cáo doanh thu số tiền thu về từ cách làm trên. Nhằm mục đích cắt giảm doanh thu nhiều hơn trên phần mềm quản lý, các nhân viên cấp dưới của bị cáo Hệ đã nâng cấp, can thiệp vào phần mềm thu phí mà trạm thu phí sử dụng.

Các đối tượng đã thiết lập, cài đặt phần mềm sao chép, đè lượt xe có mệnh giá vé nhỏ cho lượt xe mệnh giá vé lớn từ làn khác sang nhằm thay đổi mệnh giá vé. Tiếp đến, các bị cáo xóa hết dữ liệu trên 10 máy chủ lưu trữ dữ liệu về tình hình thu phí thực tế. Cơ quan điều tra đã xác minh được, số tiền bỏ ngoài hệ thống sổ sách là khoảng hơn 725 tỷ đồng.

Trong vụ án này, cáo trạng của Viện Kiểm sát cũng cáo buộc bị cáo Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Bộ GTVT), Nguyễn Hồng Trường (cựu Thứ trưởng Bộ GTVT) cùng với 5 đồng phạm là nguyên lãnh đạo, cán bộ nhà nước tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Từ Đinh La Thăng đến Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam xử nghiêm nhiều đại án tham nhũng

Trong khi đó, bị cáo Đinh Ngọc Hệ (cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) cùng 12 bị cáo khác bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Ngoài vụ án này, Đinh Ngọc Hệ còn đang phải thi hành bản án 30 năm tù (mức cao nhất của hình phạt có thời hạn) với hai bản án trước đó do Tòa án quân sự Trung ương và Tòa án Quân chủng Hải quân Bộ Quốc phòng tuyên phạt về các tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Thuê người viết phần mền để chiếm đoạt tiền thu phí

Đặc biệt, cáo trạng của VKS cũng xác định Đinh Ngọc Hệ đã thuê người viết phần mềm, can thiệp vào phần mềm của Bộ GTVT nhằm làm giảm số liệu doanh thu, từ đó chiếm đoạt 725 tỷđồng tiền thu phí.

Theo đó, Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới gặp Nguyễn Xuân Hiền (là Giám đốc Công ty Xuân Phi) để thuê viết, cài đặt và bảo trì phần mềm xâm nhập vào phần mềm của Bộ GTVT nhằm làm giảm doanh thu.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia phát biểu - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể liên quan gì đến ông Đinh La Thăng và Út ‘trọc’?

Sau khi hoàn tất phần mềm được thuê viết, nhân viên Công ty Xuân Phi đã xuống các trạm thu phí để cài đặt, chạy thử và hướng dẫn cách sử dụng.

Việc can thiệp này bao gồm các bước như tắt phần mềm thu phí do Bộ GTVT đã cài đặt, mở phần mền do công ty Xuân Phi viết và cài đặt, copy số hiệu, số seri của các vé thu phí đã qua sử dụng đã thu gom được rồi đưa vào phần mềm của Công ty Xuân Phi.

Cơ quan điều tra xác định, số tiền phí thực tế thu được từ tháng 1-2014 đến tháng 12-2018 tại 4 trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương là hơn 3.266 tỷ đồng, nhưng đã bị can thiệp số liệu, điều chỉnh xuống còn 2.541 tỷ.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала