Theo Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988, một quốc gia được công nhận là nước thao túng tiền tệ nếu thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ là ít nhất 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Cán cân thương mại hàng hóa Thụy Sĩ với Hoa Kỳ đạt thặng dư 49 tỷ USD, và cán cân thanh toán vãng lai đạt mức thặng dư 8,8% GDP, trong khi Ngân hàng Nhà nước Thụy Sĩ đã can thiệp ngoại hối ở mức 14,2% GDP.
Cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam với Hoa Kỳ đạt thặng dư 48 tỷ USD, thặng dư thanh toán vãng lai đặt 4,6% GDP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua ngoại tệ can thiệp 5,1% GDP. Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã cáo buộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua ngoại tệ để "đạt được lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế". Ngân hàng Nhà nước bác bỏ cáo buộc này và khẳng định rằng, việc điều hành tỷ giá những năm qua nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và đảm bảo an ninh tài chính của đất nước.
#Vietnam has benefited from US-China trade tensions, but is starting to attract #US attention. Vietnam is on the US Treasury Monitoring List for FX manipulation, and is under pressure to address the growing trade deficit with the US which reached $44b. https://t.co/ASoiVooJHw pic.twitter.com/RUnovXqtLw
— Khoon Goh (@Khoon_Goh) July 30, 2019
Theo đạo luật này, Bộ Tài chính Mỹ có một năm để đàm phán với "những kẻ thao túng", sau đó có thể áp thuế 25% lên các mặt hàng của Việt Nam hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn.
Ngoài Việt Nam và Thụy Sĩ, Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách giám sát 10 nền kinh tế, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Ấn Độ.
“Danh sách này cho thấy rằng, Hoa Kỳ đang cố gắng bằng mọi cách để chống lại các đối thủ kinh tế của mình, - Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông, Viện hàn lâm Khoa học Nga (IFES RAS), nói. – Có mấy yếu tố khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng lên, và một trong những yếu tố quan trọng nhất là làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam do cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua và sẽ tiếp tục làm như vậy, cũng như nhiều quốc gia khác. Dự trữ ngoại hối tăng thêm phục vụ mục đích củng cố nền kinh tế đất nước và bảo vệ thị trường nội địa. Nếu nhìn vào sự biến động tỷ giá USD/VND, chúng ta sẽ thấy rằng, tỷ giá này luôn dao động trong biên độ hẹp, ở đây không thể nói về việc Việt Nam cố ý phá giá để giảm giá thành xuất khẩu, để “giành lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế”.
Mặt khác, có khá nhiều lý do để gọi bản thân nước Mỹ là "kẻ thao túng tiền tệ". Washington thao túng đồng đô la để trừng phạt các nước không làm vừa lòng họ. Như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nói, Mỹ "ngay lập tức loại ngân hàng ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng USD, họ áp đặt biện pháp này không chỉ lên một quốc gia mà họ muốn trừng phạt, mà còn lên tất cả những ai có liên hệ với quốc gia này theo cách này hay cách khác".
Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ tuân thủ các chính sách kinh tế hiện hành và sẽ không nhượng bộ trước áp lực của Hoa Kỳ. Hà Nội đánh giá cao mối quan hệ tốt đẹp với Washington, nhưng, các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn đặt lên hàng đầu các lợi ích quốc gia, - Giáo sư Mazyrin nhấn mạnh.