Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công 5 ca ghép gan trong 1 tuần

© Ảnh : TTXVN phátBệnh nhân đã được rút ống thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Bệnh nhân đã được rút ống thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong 1 tuần, các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện thành công 5 ca ghép gan, trong đó có ca ghép gan cho trẻ em. Các ca ghép đã cứu sống những bệnh nhân xơ gan, suy gan cấp.

Kỷ lục ghép gan tại Việt Nam

Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Bệnh viện 108) thông tin về kỷ lục ghép tạng của bệnh viện khi 1 tuần thực hiện thành công 5 ca ghép gan, trong đó có 2 ca ghép gan theo kế hoạch, 2 ca ghép cấp cứu, 1 ca ghép cấp cứu tối khẩn cấp. Các bệnh nhân được ghép gan đều mắc xơ gan giai đoạn cuối, ngoài ghép gan thì không còn cơ hội sống sót.

Thực hiện ca ghép tim xuyên Việt. - Sputnik Việt Nam
Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca ghép tim “xuyên Việt”

Theo Trung tướng, GS.TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong 5 ca ghép gan trên, có 2 ca đặc biệt ghi dấu ấn sâu sắc. Trường hợp đầu tiên là ca ghép gan lấy từ người hiến chết não tại Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu. Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã phối hợp tổ chức thực hiện chặt chẽ với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy để vận chuyển tạng từ Vũng Tàu đến 3 miền đất nước.

Tạng của người hiến gồm tim, hai thận và gan đã cứu sống được 4 người. Trong đó, gan đã được vận chuyển ra Hà Nội để ghép cho bệnh nhân suy gan nặng. Ghép tạng phải được tiến hành trong 6 tiếng (tính từ thời điểm lấy tạng đến khi ghép tạng) nên đây là trường hợp tối khẩn cấp vì quãng đường vận chuyển và bảo quản tạng từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Bệnh viện 108 là rất xa.

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chỉ trong 20 giờ, các bác sĩ của bệnh viện đã hoàn tất việc đánh giá chức năng tạng, lấy tạng và gấp rút chuyển về Hà Nội để có thể ghép trong thời gian ngắn nhất.

Ca ghép cho bệnh nhân suy gan cấp do mắc bệnh hiếm gặp

GS.TS Mai Hồng Bàng cho hay ca ghép gan thứ 2 là bố hiến gan cho con trai 13 tuổi. Cách đây 5 tháng, bệnh nhi đã trải qua cuộc phẫu thuật thông liên thất. Tuy nhiên, những tuần gần đây, sức khỏe của em yếu đi và được chẩn đoán mắc suy gan cấp, bệnh Wilson – đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến đồng bị tích tụ trong gan, não và một số cơ quan quan trọng khác của cơ thể.

Bác sĩ Trung Quốc lúc mổ - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tiến hành ca ghép phổi đầu tiên với bệnh nhân nhiễm coronavirus

Cháu bé được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau đó có chỉ định ghép gan. Bé trai được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở giai đoạn muộn, chức năng gan đã suy rất nặng và chỉ có ghép gan là cơ hội duy nhất để kéo dài sự sống.

TS Lê Văn Thành, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết trường hợp của bệnh nhi khi vào viện đã rất nặng, phải lọc máu.

“Chúng tôi phải chuẩn bị để ghép gan cấp cứu cho cháu. Do hoàn cảnh của gia đình cháu đặc biệt khó khăn, nên đã được hỗ trợ một phần kinh phí từ bệnh viện và các nhà hảo tâm”, ông Lê Văn Thành nói.

Sau ghép gan, các bệnh nhân được chăm sóc theo chế độ đặc biệt 24/24 giờ. Hiện tại, sức khỏe của các bệnh nhân đều diễn biến ổn định và được theo dõi đánh giá chặt chẽ.

Trung tướng, GS,TS, Thầy thuốc nhân dân Mai Hồng Bàng, Giám đốc bệnh viện Trung ương Quân đội 108 kiểm tra chức năng vận động của bệnh nhân sau ca ghép - Sputnik Việt Nam
Ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới từ người hiến sống được thực hiện tại Việt Nam

Tháng 10/2017, Khoa Phẫu thuật Gan, Mật, Tụy của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công ca ghép gan cùng huyết thống từ người cho sống đầu tiên tại bệnh viện.

Trong 3 năm thực hiện kỹ thuật ghép gan, tính đến đầu tháng 12/2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành ghép 60 ca. Riêng trong năm 2020 dù dịch Covid-19 bùng phát, nhưng bệnh viện vẫn đảm bảo ghép gan cho 40 trường hợp. Theo thống kê của bệnh viện, số ca ghép gan từ người hiến sống chiếm 95% và chức năng sống trên 1 năm sau khi thực hiện ghép gan đạt 90%.

Được biết, ghép gan là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất trong chuyên ngành Tiêu hóa – Gan mật, nhưng ghép gan cấp cứu còn khó khăn hơn rất nhiều. Mọi công đoạn chuẩn bị tiến hành ghép đều phải nhanh chóng và phối hợp ăn ý nhịp nhàng, tuyệt đối giữa các khoa trong quá trình trước, trong và sau khi ghép gan cho bệnh nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала