Các chuyên gia định vị nước Nga trong thế giới "ba đế chế kinh tế"

© Sputnik / Maksim Blinov / Chuyển đến kho ảnhHoàng hôn trên nền tòa nhà chọc trời phố bờ sông Kotelnicheskaya, trung tâm thương mại quốc tế "Moscow-City" và tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga tại Moskva
Hoàng hôn trên nền tòa nhà chọc trời phố bờ sông Kotelnicheskaya, trung tâm thương mại quốc tế Moscow-City và tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga tại Moskva - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các chuyên gia đã định vị nước Nga trong thế giới của "ba đế chế kinh tế". Theo kết luận được đưa ra trong báo cáo của công ty tư vấn và đầu tư Hồng Kông Gavekal Research, các nhà phân tích coi Nga nằm trong khối Trung Quốc, hãng RBK đưa tin.

Ba khu kinh tế thế giới

Báo cáo cho rằng các sự kiện của năm 2020 đã khẳng định xu hướng hình thành ba khu kinh tế mạnh nhất thế giới - đó là châu Âu, Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời hiện nay mâu thuẫn chính trị đang làm cho nền kinh tế thế giới chia rẽ thành những mảnh nhỏ.

Kinh tế thế giới - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia cảnh báo không nên ảo tưởng về kinh tế thế giới

“Các chuỗi giá trị sẽ không còn mở rộng trên toàn thế giới. Thế giới sẽ chia thành ba khu vực kinh tế riêng biệt, mỗi khu vực sẽ có đồng tiền giao dịch riêng (đồng đô la, euro hoặc nhân dân tệ), trung tâm tài chính riêng (New York, London hoặc Hồng Kông) và thị trường trái phiếu, cũng như chuỗi cung ứng của riêng mình”, tài liệu nhận định. Theo ý kiến của các nhà phân tích, "đế chế Mỹ" ngoài Hoa Kỳ ra còn bao gồm Vương quốc Anh và Úc. "Đế chế châu Âu" sẽ bao gồm các quốc gia Tây Âu, còn trong thành phần của "đế chế Trung Quốc" - là các quốc gia châu Á và có thể còn một số nước Đông Âu, bao gồm cả Nga.

Các chuyên gia cũng xác định một trong những vấn đề chính của "đế chế Trung Quốc" - đó là tình trạng dân số già. Nhà kinh tế tại Đại học Hàn Quốc Lee Jong-Wah lưu ý rằng nếu năm 2015, tỷ lệ công dân trên 65 tuổi ở các nước châu Á là 7,8%, thì đến năm 2040, tỷ lệ này sẽ tăng lên đến 16%.

Tác giả tài liệu phân tích của Gavekal ông Louis Gave cho rằng Nga và Trung Quốc có lý do chính đáng để củng cố quan hệ đồng minh và hành động trong một khối chung

“Các đế chế có thể được chia thành hai loại - đế chế thống trị trên biển, ví dụ như Vương quốc Anh vào thế kỷ 19, và các đế chế thống trị chủ yếu trên đất liền, như Liên Xô trong thế kỷ 20. Ông giải thích rằng Trung Quốc khó có thể thống trị trên biển, vì vậy họ đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình ở lục địa Âu-Á, và để làm được điều này, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đạt được thỏa thuận với Nga", - ông giải thích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала