Ông nói rằng khả năng miễn dịch xuất hiện cả sau khi cơ thể chiến thắng căn bệnh, lẫn sau khi được tiêm vắc-xin.
"Mọi người có được khả năng miễn dịch, hoặc do từng nhiễm bệnh dưới bất kỳ hình thức nào: không có triệu chứng, bệnh thể nhẹ, thể trung bình, hoặc nhờ sự trợ giúp của vắc-xin - đều theo cơ chế giống nhau", - nhà virus học giải thích.
Điều quan trọng là kết quả của cả quá trình này lẫn biện pháp kia - đó là hạn chế được số người dễ bị nhiễm bệnh, yếu tố có thể coi là "chất xúc tác gây cháy" làm lây lan căn bệnh truyền nhiễm này, ông nói.
Các thử nghiệm đối với vắc-xin Sputnik V của Nga cho thấy sau khi tiêm vắc-xin, mức độ kháng thể cao hơn so với những người từng mắc bệnh theo cách tự nhiên, ông Butenko lưu ý. Tuy nhiên ông nói thêm đây không phải là chỉ số duy nhất.
"Thậm chí cả trong trường hợp sau khi "bị bệnh", hiệu giá kháng thể thấp hơn, ở mức cực kỳ thấp hoặc sau một thời gian nhất định kháng thể sẽ biến mất, thì điều này cũng chưa có nghĩa là người đó còn có thể mắc bệnh. Bởi vì đây là căn bệnh cấp tính do virus, và nói chung rất khó để tìm ra ví dụ cho thấy sau khi nhiễm một căn bệnh cấp tính do virus, người ta vẫn còn mẫn cảm với loại virus ấy và lại lây nhiễm đúng căn bệnh đó một lần nữa. Điều này có nghĩa là khả năng miễn dịch chắc chắn sẽ có”, - ông Butenko nói.
Hơn nữa, ông nói thêm, còn có một hiệu ứng được gọi là trí nhớ miễn dịch - khi gặp một mầm bệnh tương tự như đã từng gặp, trong cơ thể sẽ nhanh chóng sản sinh ra kháng thể ở mức độ cao và hình thành hiệu ứng bảo vệ.