Bảo vệ môi trường
Trong bối cảnh đại dịch coronavirus, vấn đề môi trường là mối quan tâm không chỉ của châu Âu, - Focus cho biết. Hầu hết các quốc gia đang huy động mọi nỗ lực có thể để trong tương lai sẽ giảm lượng khí thải carbon dioxide. Nhưng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn cuộc tỷ thí tay đôi cho «danh hiệu» quốc gia có lượng khí thải CO2 cao nhất, - các tác giả bài báo lưu ý. Năm 2019, chỉ số này ở Trung Hoa là 11,54 triệu tấn. Còn ở Mỹ, tổng khối lượng chỉ bằng một nửa (5,11 triệu tấn), nhưng nếu tính theo số dân thì lại vượt hơn Trung Quốc 47,1%. Nối tiếp trong danh sách này là Ấn Độ, Nga và Nhật Bản.
Lượng khí thải CO2
Khí thải từ các phương tiện giao thông chiếm một phần đáng kể, - Focus viết tiếp. Sau khi thông qua quy chuẩn ở Liên minh Châu Âu có lượng khí thải CO2 tính theo mỗi phương tiện giao thông là 95 gr/km. Con ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, chỉ số này cao hơn nhiều, trong khi đó cả hai nước đều dự kiến không đặt hạn chế lớn nào cho đến năm 2025.
Trong năm khủng hoảng 2020, lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu giảm 6,5%. Ngay cả ở Trung Quốc cũng đã giảm 2%. Ở Tây Ban Nha ghi nhận mức giảm mạnh 17,2%, nguyên nhân chính là do đợt cách ly kéo dài mấy tháng. Chế độ kiểm dịch cách ly dẫn đến những hạn chế đáng kể trong đời sống kinh tế và xã hội. Như các chuyên gia cho biết, bất chấp việc tạm thời giảm lượng khí thải, các chỉ số lại bắt đầu tăng cap. Điều đó chứng tỏ các quốc gia không thể đơn độc đạt được mục tiêu về môi trường và cần phải đoàn kết nỗ lực, nếu không, sẽ có cảnh lượng phát thải CO2 ở CHLB Đức sẽ giảm còn ở các nước khác thì ngược lại.