Trong một cuộc phỏng vấn với báo Rossiyskaya Gazeta, ông đã giải thích những kết luận như vậy là do tình hình chính trị nội bộ của Mỹ.
“Đưa ra những cái cớ giả tạo để biện minh, phía Mỹ liên tiếp từ bỏ những cam kết đã thỏa thuận của mình trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, những cam kết đang cản trở họ đạt được vị thế thống trị toàn cầu. Sau khi rút khỏi Hiệp ước ABM năm 2002, bước tiếp theo của phía Mỹ là từ bỏ Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn”, - ông Fomin nói, đồng thời lưu ý rằng Mỹ đang duy trì đường lối gia tăng sức mạnh quân sự của mình.
Thứ trưởng nhấn mạnh rằng khi tên lửa của Mỹ được triển khai ở châu Âu thì phía Nga có quyền thực hiện "các biện pháp đáp trả tương xứng".
Mỹ không ủng hộ sáng kiến gia hạn hiệp ước về tên lửa
Vào ngày 24 tháng 12, ông Marshall Billingslea, đặc phái viên về kiểm soát vũ khí của Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Hoa Kỳ không quan tâm đến việc gia hạn START-3. Chính trị gia này gọi hiệp ước tên lửa giữa Washington và Moskva là một thỏa thuận tồi và giải thích rằng chính vì điều đó mà START-3 "mãi mới qua được Thượng viện".
Vào ngày 16 tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị Washington gia hạn hiệp ước START-3 hiện tại "mà không kèm theo bất kỳ điều kiện nào dù chỉ thêm một năm để có thể tiến hành các cuộc đàm phán hiệu quả về tất cả các nội dung". Trợ lý An ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien gọi đó là một sáng kiến thất bại.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ký kết vào năm 2010. Hiệp ước có hiệu lực từ năm 2011 và hết hạn vào tháng 2 năm 2021.
Đọc thêm: