Nhân sự cốt lõi của lãnh đạo ĐCS Việt Nam - chủ đề chính của HNTƯ XV

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNToàn cảnh phiên bế mạc hội nghị.
Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 18-12 vừa qua, Hội nghị XV Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) ĐCS Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra với 5 vấn đề quan trọng, trong đó nhấn mạnh sự nhất trí rất cao của Trung ương về nhân sự tham gia Bộ Chính trị (BCT), Ban Bí thư (BBT) khóa XIII.

Nhân sự chính của lãnh đạo ĐCS Việt Nam sẽ là chủ đề chính của Hội nghị trung ương XV

Nhân sự chính của lãnh đạo ĐCS Việt Nam sẽ là chủ đề chính của Hội nghị trung ương XV sắp tới. Nhìn lại các hội nghị trung ương XIII, XIV gần đây, chúng ta thấy rất rõ rằng, vấn đề nhân sự của nhiệm kỳ XIII được thực hiện rất công phu.

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNToàn cảnh phiên bế mạc hội nghị.
Nhân sự cốt lõi của lãnh đạo ĐCS Việt Nam - chủ đề chính của HNTƯ XV - Sputnik Việt Nam
Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị - Sputnik Việt Nam
Khai mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Đó là chưa kể trước đó, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương là các cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương về các vấn đề chiến lược nói chung và vấn đề tổ chức cán bộ nói riêng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng các phương án để có một bộ máy lãnh đạo nhiệm kỳ XIII trong sạch, vững mạnh, sáng tạo, thực sự vì nước, vì dân.

“Không chỉ Hội nghị Trung ương XV mới bàn về nhân sự mà mỗi Hội nghị Trung ương gần đây đều có một chương trình nghị sự về nhân sự. Hội nghị Trung ương XIII (Khóa XII) giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương Khóa XIII. Hội nghị Trung ương XIV giới thiệu nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư Khóa XIII. Và Hội nghị Trung ương XV sắp tới sẽ bàn đến việc giới thiệu các nhân sự ở cấp lãnh đạo cao nhất gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư”, - Chuyên gia về các vấn đề đối nội và đối ngoại Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Còn về cơ cấu nhân sự sẽ như thế nào, có gì mới so với trước đây, thì hiện tại còn sớm để trả lời câu hỏi này, bởi vì Hội nghị XV (Khóa XII) chưa diễn ra.

“Vấn đề còn lại ở Hội nghị Trung ương XV sẽ là “Nhân sự đặc biệt”. Có nghĩa là Ban Chấp hành Trung ương khóa XII sẽ xem xét những đồng chí lãnh đạo quá tuổi theo quy định nhưng được giới thiệu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nói tiếp với Sputnik.

Số lượng ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa mới có nhiều?

Tại Hội nghị trung ương XIV, Ông Nguyễn Đức Hà, chuyên gia Xây dựng Đảng thuộc Ban Tổ chức Trung ương thông tin rằng, Ban chấp hành Trung ương đã quyết định triệu tập 1.590 đại biểu tham dự (tăng 80 người so với Đại hội XII), từ ngày 25/1/2021 đến ngày 2/2/2021 tại Hà Nội.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNĐồng chí Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban tổ chức Trung ương) trình bày chuyên đề “Công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ XII bà công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII.
Nhân sự cốt lõi của lãnh đạo ĐCS Việt Nam - chủ đề chính của HNTƯ XV - Sputnik Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng (Ban tổ chức Trung ương) trình bày chuyên đề “Công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ XII bà công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII.

Trung ương khóa XII đã thống nhất trình Đại hội XIII số lượng ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa mới khoảng 200 người, trong đó 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết. Một câu hỏi được đặt ra, số lượng như thế này có quá nhiều hay không?

“Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng trên 5.2 triệu đảng viên. Cho nên, theo tôi thì số lượng Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII khoảng 180 Ủy viên chính thức và khoảng 20 Ủy viên dự khuyết là vừa đủ”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII: Việt Nam khẳng định “kết quả tốt đẹp”
Các ủy viên Trung ương không chỉ có mặt ở 63 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương để lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thống nhất đối với các địa phương mà còn phải có mặt ở tất cả các ngành, lĩnh vực để lãnh đạo công tác quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, còn phải có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với các tổ chức quần chúng hợp thành hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Tổng Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ .v.v…

Theo thông tin của Hội nghị XIV, Trung ương khóa mới được cơ cấu 3 độ tuổi: Dưới 50, từ 50 đến 60 và 61 tuổi trở lên. Trong đó, người tham gia Ban chấp hành Trung ương lần đầu phải bảo đảm còn tuổi công tác hai nhiệm kỳ, ít nhất trọn một nhiệm kỳ (tức không quá 55 tuổi). Nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư lần đầu không quá 60 tuổi; Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử không quá 65 tuổi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала