Các chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2021

© Depositphotos.com / BelchonockTòa án
Tòa án - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một số chính sách mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/2021 như quy định mới về tuổi nghỉ hưu; không thưởng tết bằng tiền mặt; “xóa sổ” dịch vụ đòi nợ thuê và người dân được phép bắn pháo hoa vào dịp lễ Tết, sinh nhật.

Tuổi nghỉ hưu sẽ tăng lên theo thời gian

Theo nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 18/11/2020, quy định mới về tuổi nghỉ hưu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Bàn tay của một cặp vợ chồng già - Sputnik Việt Nam
Lộ trình cụ thể tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
 Cụ thể, theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau: tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Quy định được tính kể từ ngày 1/1/2021, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Xóa bỏ triệt để dịch vụ đòi nợ thuê

Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, nghiêm cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm kinh doanh dịch vụ đòi nợ; mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể và bào thai người (bổ sung thêm việc cấm mua, bán xác, bào thai người); cũng như các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người và bao gồm cả hoạt động kinh doanh pháo nổ…

Người dân được phép bắn pháo hoa trong dịp lễ Tết, sinh nhật

Từ 11/1/2021 sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đủ 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần…) được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương…(theo Điều 17 Nghị định 137/2020).

Bán đồ trang trí Noel và Năm mới trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng chấp thuận 7 địa điểm được bắn pháo hoa vào Tết dương 2021

Tuy nhiên, pháo hoa sử dụng chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Quốc phòng cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo Điều 3 Nghị định 137/2020 giải thích rõ pháo hoa khác với pháo hoa nổ, loại pháo hoa người dân được phép sử dụng là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp… tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian nhưng không gây ra tiếng nổ.

Thưởng Tết có thể không phải bằng tiền

Bộ luật Lao động đề ra năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo quy định mới của Bộ luật Lao động, việc thưởng tết có thể được mở rộng bằng các hình thức khác, thay vì giá trị tiền mặt. Cụ thể, Điều 104 của Bộ luật mới quy định về thưởng thay vì tiền thưởng như Bộ luật Lao động 2012 được hiện hành từ trước đến nay. Thưởng  có thể là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Như vậy, Bộ luật Lao động 2019 không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết, thưởng vào các ngày lễ khác cho người lao động.

Điều kiện an toàn về PCCC

Có hiệu lực từ ngày 10/1/2021, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ban hành ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC, đồng thời Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Cụ thể, Nghị định quy định rõ về điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình và phương tiện giao thông cơ giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала