"Tất nhiên, cả hai bên đều được hưởng lợi từ thỏa thuận này, bởi vì thỏa thuận quy định về việc không có hạn ngạch và thuế quan trong thương mại hàng hóa, vì vậy nó có lợi cho cả hai bên. Có lẽ đối với Anh thì điều này cần thiết hơn là với EU, nhưng về nguyên tắc thì thỏa thuận có lợi cho cả hai bên. Hơn thế nữa, còn có lợi cho cả một số nước thứ ba", - bà Babynina nói.
"Tất cả mọi người hưởng lợi. Có điều là tất cả các nước đều đi những bước nhượng bộ nhất định. Rõ ràng là khi đạt được một thỏa thuận như vậy, không tồn tại tình huống khi mà ai đó đạt được mọi thứ mình muốn, còn người khác thì không được gì. Thỏa hiệp đã đạt được, nhờ đó mà thỏa thuận đã được thực hiện”, - chuyên gia lưu ý.
Thỏa thuận thương mại về Brexit
Theo bà, liên quan tới giao thương hàng hóa thì hoạt động này vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay, thay đổi duy nhất sẽ liên quan đến việc kiểm tra hải quan, hậu quả là có thể sẽ gây ách tắc nhất định ở cửa khẩu.
"Đối với thương mại dịch vụ, Vương quốc Anh đang mất quyền tiếp cận thị trường EU, chủ yếu là thị trường dịch vụ tài chính: nó không được bao gồm trong thỏa thuận này, vì vậy ở đây các công ty lớn của Anh và nước ngoài hoạt động tại Anh sẽ phải giải quyết vấn đề này bằng cách nào đó”, - người đối thoại của hãng tin nói.
© REUTERS / Johanna GeronChủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel Shaw ký thỏa thuận thương mại về Brexit.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel Shaw ký thỏa thuận thương mại về Brexit.
© REUTERS / Johanna Geron
Một điểm quan trọng khác là vị thế của Bắc Ireland, về nhiều khía cạnh vẫn nằm trong lĩnh vực quản lý của EU và theo đó, các cuộc kiểm tra hải quan sẽ diễn ra giữa đảo Anh và đảo Ireland, nghĩa là trên thực tế, Bắc Ireland sẽ tách khỏi Vương quốc Anh theo một nghĩa nào đó. Hơn nữa, Bắc Ireland sẽ có thể tham gia vào chương trình Erasmus mà Vương quốc Anh đã từ bỏ, bà Babynina nói thêm.