Việt Nam trong tầm ngắm của các nhà khoa học

© Depositphotos.com / Ivan KurmyshovVăn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong nhiều phương diện, năm 2020 không phải là một năm dễ dàng mà có nhiều hạn chế, các kế hoạch trong nhiều lĩnh vực bị bỏ lỡ. Nhưng đại dịch COVID-19 và chế độ cách ly không thể cản trở sự tìm tòi nghiên cứu và trao đổi quan điểm giữa các nhà khoa học.

Năm nay có nhiều ngày kỷ niệm đối với Việt Nam và Nga, nhiều hội thảo quốc tế về các chủ đề quan trọng liên quan đến các khía cạnh khác nhau của đời sống Việt Nam và quan hệ Nga-Việt đã được tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học của cả hai nước.

Bảy thập kỷ bên nhau

Cuối tháng Giêng Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga) ở Matxcơva tổ chức cuộc hội thảo bàn tròn với chủ đề “70 năm hợp tác Nga-Việt”. Các nhà khoa học Nga và Việt Nam đã tham dự cuộc hội thảo nhấn mạnh rằng người Việt Nam không bao giờ quên sự hỗ trợ toàn diện của Liên Xô: sự ủng hộ trên trường quốc tế, việc cung cấp vũ khí và gửi chuyên gia quân sự, cung cấp thực phẩm, thuốc men và hàng tiêu dùng trong hai cuộc kháng chiến, tham gia tái thiết và xây dựng các cơ sở kinh tế quan trọng, khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam, đào tạo đội ngũ chuyên gia người Việt trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học và văn hóa. Nhưng, thế giới đã thay đổi, Liên Xô tan rã, nước Nga kế thừa Liên Xô và quan hệ giữa hai nước cũng thay đổi nhiều. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, trong liên hệ khoa học, giáo dục và văn hóa, các đối tác mới của Việt Nam chiếm vị trí quan trọng hơn nhiều so với Liên bang Nga.

Một cô gái ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đất nước Việt Nam mới trong mắt nhà báo Nga

“Khi tuyên bố chuyển giao quyền hợp tác với Việt Nam từ Liên Xô sang Nga, cần phải sử dụng những kinh nghiệm tốt nhất từ thực tiễn hợp tác dưới thời Liên Xô, vì khi đó sự hợp tác song phương thực sự năng động, đa dạng và hướng tới tương lai,” - Giáo sư Khoa Kinh tế và Chính trị Thế giới tại Trường Đại học Kinh tế cao cấp, ông Evgeny Kanaev tổng kết cuộc hội thảo bàn tròn. Điều đó đòi hỏi ý chí chính trị, quyết tâm và tính toán chính xác. Kết qủa các tham luận về những vấn đề quan trọng nhất của lịch sử và hiện đại của đất nước tại hội thảo là cuốn "Quan hệ Nga-Việt ngày nay: Các lĩnh vực lợi ích trùng hợp" xuất bản mùa hè năm nay, mà một số chuyên gia gọi là "Bản hướng dẫn đầy đủ về mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước."  

Tháng 10 “bội thu”

Tháng 10 đặc biệt “bội thu” với nhiều các hội thảo khoa học. Vào giữa tháng này, Hội thảo khoa học-thực tiễn quốc tế “Ngôn ngữ và văn hóa các nước Á-Phi” đã được tổ chức trực tuyến tại Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Moskva. Trong khuôn khổ hội thảo đã có tham luận về sự nghiệp sang tác của nhà văn Việt Nam nổi tiếng Nhất Linh, về công việc dạy tiếng Việt ở Nga và tiếng Nga ở Việt Nam trước đây và hiện nay, về sự phức tạp của việc dịch các văn bản chính trị-xã hội Việt Nam sang tiếng Nga, về các từ vay mượn tiếng Anh trong mạng xã hội Việt Nam và đại từ tiếng Việt như một hiện tượng triết học, tâm lý và văn hóa. Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg, ông Vladimir Kolotov nêu ví dụ về bản dịch giáo lý Chính thống giáo kém chất lượng sang tiếng Việt, đã cho thấy hậu quả tai hại của việc "quay đầu về phương Đông" mà không có các nhà Phương Đông học.

Hội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế Vai trò ngoại giao nhân dân trong phát triển quan hệ Nga-Việt. - Sputnik Việt Nam
Ai sẽ tiếp nối truyền thống hữu nghị Nga-Việt?

Một trong những sự kiện quan trọng nhất của Năm chéo của Nga và Việt Nam là Hội thảo quốc tế trực tuyến “Kỷ niệm 70 năm Quan hệ Việt-Nga trong Khoa học và Giáo dục”, thu hút các nhà khoa học và giáo viên từ các cơ sở khoa học và giáo dục hàng đầu của Nga và Việt Nam. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các bài phát biểu của các đại biểu Việt Nam là ý kiến cho rằng sự hỗ trợ của Liên Xô đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của khoa học và giáo dục ở nước Việt Nam độc lập vốn còn non trẻ. 50 nghìn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học của Liên Xô đã trở thành những chuyên gia có trình độ cao, đảm nhận những vị trí hàng đầu trong tất cả các ngành kinh tế, khoa học và văn hóa. Hệ thống giáo dục của Liên Xô không chỉ nâng cao trình độ học vấn của người Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng trước quân Mỹ xâm lược và mở đường cho công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh. Giờ đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiệm vụ hiện đại hóa hệ thống giáo dục, tăng cường tính linh hoạt và thực dụng, đưa lý thuyết và thực hành xích lại gần nhau hơn. Các báo cáo về hợp tác giữa các trường đại học và tổ chức khoa học của Nga và Việt Nam mang nhiều thông tin, các báo cáo về việc giảng dạy tiếng Nga và tiếng Việt và dịch các tác phẩm nghệ thuật là hết sức phong phú và đa dạng về chủ đề. Hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực khoa học và giáo dục đã có những thành công to lớn, nhưng cũng còn tồn đọng những vấn đề đáng kể mà các nhà khoa học cũng thảo luận.

© Ảnh : Facebook / RcnkvnCác đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế trực tuyến “Kỷ niệm 70 năm Quan hệ Việt-Nga trong Khoa học và Giáo dục” tại Hà Nội.
Việt Nam trong tầm ngắm của các nhà khoa học - Sputnik Việt Nam
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế trực tuyến “Kỷ niệm 70 năm Quan hệ Việt-Nga trong Khoa học và Giáo dục” tại Hà Nội.

Tiếp sau hội nghị này, hội thảo Nga-Việt tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhan đề “75 năm nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa: Ký ức lịch sử” cũng được tổ chức trực tuyến trong hai ngày. Ba chủ đề quan trọng được thảo luận trong họi thảo là lịch sử Cách mạng Tháng Tám, tình hình quốc tế và kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay và các vấn đề về văn hóa và nghệ thuật.

“Cơ sở chính sách đối ngoại hiện đại của Việt Nam là duy trì sự cân bằng trong quan hệ với các cường quốc, trong đó CHXHCNVN thể hiện tinh thần độc lập, tự cường, đề cao lợi ích quốc gia,” bà Vũ Thụy Trang (TS. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nga và SNG, Viện Nghiên cứu Châu Âu, VASS) cho biết.

Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Giáo sư Vladimir Mazyrin đã so sánh kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam trước và sau khi thống nhất đất nước và đưa ra kết luận rằng những thành tựu của giai đoạn 1995–2020, vượt lên đáng kể so với thành tựu của giai đoạn 1960–1985, là do sự thay đổi hình thức từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa.

Truyền thống và tôn giáo

Giữa tháng 11, tại Bảo tàng Nhân chủng học và Dân tộc học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở St.Petersburg, hội nghị truyền thống Maklay đã được tổ chức trực tuyến. Phân đoạn cuối của hội nghị hoàn toàn dành cho chủ đề Việt Nam. Tại đây đã trình bày những tham luận rất thú vị và minh họa đẹp mắt về văn hóa vật chất của các dân tộc sinh sống ở Việt Nam, về trang phục truyền thống và trang phục kiểu châu Âu ở Việt Nam trong thế kỷ 18-19, về tín ngưỡng thờ cúng thần linh của các cộng đồng làng xã trong điều kiện thành phố hiện đại.

Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt đã tiến hành Phiên họp lần thứ 31.  - Sputnik Việt Nam
Trung tâm Nhiệt đới Nga-Việt: nghiên cứu quần đảo Trường Sa và hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bão lụt

Cuối tháng 11, các câu hỏi về tôn giáo đã trở thành chủ đề được các học giả bàn luận. Trong khuôn khổ hội thảo khoa học liên viện chủ đề “Tương tác đạo Thiên chúa với các giá trị tinh thần truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á. Lịch sử và Hiện đại”, các nhà nghiên cứu Nga đã xem xét sự chung sống của các hệ phái Thiên chúa giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam.

Bí quyết thành công

Năm 2020 căng thẳng này kết thúc bằng hội nghị trực tuyến do Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg tổ chức hướng tới Đại hội lần thứ XIII của ĐCSVN, trong đó các nhà khoa học Nga, Kazakhstan và Indonesia đã thảo luận về những vấn đề và thách thức chính đối với Việt Nam, được nêu trong tài liệu sơ bộ của Đại hội. Hội nghị được Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh tham gia và đánh giá cao:

“Tôi tin rằng các chuyên gia Việt nam học của Nga đều hiểu rõ các vấn đề của đất nước chúng tôi. Chúng tôi cố gắng phấn đấu để những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được nhờ nền kinh tế thị trường sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho toàn thể cư dân của đất nước. Kết hợp các nguyên tắc kinh tế TBCN và XHCN trong quản lý Nhà nước là không hề đơn giản dễ dàng, nhưng chúng tôi đã làm được. Việt Nam có khái niệm rõ ràng về sự phát triển, và đây là nguyên nhân thành công của chúng tôi cả về kinh tế và xã hội, cũng như trong cuộc chiến chống đại dịch Covid.”

Năm 2020 cho thấy hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực khoa học rất có triển vọng. Sự hợp tác đó sẽ thu được thành công như thế nào phụ thuộc vào các cơ quan chức năng và giới khoa học của cả hai nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала