Tuy nhiên, vẫn còn thiếu một cái gì đó để xác nhận giả định này. Douglas Vakoch, chủ tịch của chương trình «Nhắn tin tới Trí thông minh Ngoài Trái đất» (METI-Messaging to Extra-Terrestrial Intelligence), đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với SNA những gì khác nữa cần xảy ra trước khi điều này có thể được khẳng định.
“Nhóm các nhà khoa học làm việc trong dự án Breakthrough Listen đang làm chính xác những gì cần: các nhà nghiên cứu cố gắng xác nhận có một tín hiệu ban đầu. Thách thức chính là nghe những tiếng bíp lặp đi lặp lại, lần đầu tiên họ nghe thấy cách đây hơn một năm”, chủ tịch METI giải thích.
Thông điệp từ Vũ trụ: tín hiệu lặp lại là Alpha và Omega
Trong quá trình tìm kiếm tín hiệu từ các trí thông minh ngoài Trái đất (SETI) (hoạt động giống như "bộ giải mã" của METI), việc tìm ra một tín hiệu bất thường là chưa đủ - nó phải được lặp lại một lần nữa.
“Nếu chúng tôi không phát hiện ra tín hiệu trong thời gian thực mà chỉ vài tháng sau đó, sẽ rất khó để xác định chính xác đâu là tín hiệu ban đầu, - Vakoch cho biết, - Tất nhiên, thật hấp dẫn khi kết luận đó là của “người lạ», nhưng theo cách này, một huyền thoại có thể xuất hiện mà không có dữ liệu thực xác nhận. Tìm kiếm tín hiệu từ người ngoài hành tinh là một quá trình nổi tiếng bảo thủ và các nhà khoa học không thể chắc chắn họ đã tìm thấy người ngoài hành tinh cho đến khi có các xác nhận độc lập. Vì vậy, chúng tôi không tin vào bất kỳ tín hiệu nào nếu nó không được lặp lại".
SETI và METI - chúng là gì?
SETI là viết tắt của Seach for Extraterristial Intelligence - "Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất".
Trong dự án này, một nhóm lớn các nhà khoa học quốc tế tìm kiếm các tín hiệu nhân tạo trong vài thập kỷ qua bằng cách sử dụng một mạng lưới kính thiên văn khổng lồ được lắp đặt trên khắp thế giới.
Nếu SETI hành động một cách thụ động thì METI lại làm ngược lại: gửi tín hiệu đến trí thông minh ngoài trái đất (Messaging Extraterrestrial Intelligence). Đồng thời, các tín hiệu được gửi đến các hệ thống sao nhất định với hy vọng rằng ở đó ai đó sẽ nghe thấy và trả lời chúng.
Nguồn tín hiệu giả: Máy tính và các kỹ thuật do con người tạo ra khác
Nhưng ngay cả khi kính thiên văn vô tuyến Parkes ở New South Wales (Australia) phát hiện BLC1 nhiều lần, các nhà thiên văn học, theo Vakoch, sẽ phải tìm một đài quan sát độc lập khác để loại trừ khả năng tín hiệu họ nghe được không phải do một máy tính nào đó trên mặt đất gửi đi.
"Đó luôn là một thách thức: chúng ta có thể bắt được một tín hiệu rất giống với tín hiệu ngoài Trái đất mà chúng ta đang hy vọng nghe được, nhưng cuối cùng hóa ra đây lại là tín hiệu từ một tâm trí hoàn toàn khác - từ công nghệ của con người", nhà nghiên cứu cho biết:
Để làm ví dụ, ông trích dẫn việc các chuyên gia tại SETI phát hiện ra một tín hiệu rất kỳ lạ vào năm 1997. Tín hiệu này đã vượt qua thành công tất cả các bài kiểm tra về nguồn gốc ngoài Trái đất, nhưng sau đó các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc thực sự: từ vệ tinh Soho nghiên cứu về Mặt trời.
“Nếu BLC1 thực sự là tín hiệu từ một nền văn minh tiên tiến nào đó, nhưng khi đó chúng ta sẽ biết rằng vũ trụ chứa đầy sự sống ngoài Trái đất. Nếu hệ sao gần Trái đất nhất là nơi sinh sống của những sinh vật thông minh, thì chúng ta hoàn toàn có thể kết luận về mặt thống kê rằng sự sống ở khắp mọi nơi trong thiên hà của chúng ta, -Vakoh giải thích, - "Nhưng vì chúng ta chưa bao giờ bắt gặp tín hiệu từ người ngoài hành tinh ở bất kỳ đâu trong hơn 60 năm qua, nên khó có khả năng sự sống thực sự tồn tại trong hệ sao gần chúng ta nhất".
Ngoài tín hiệu Wow! nổi tiếng, được đăng ký vào năm 1977 và vẫn chưa được hiểu đầy đủ, có một số tín hiệu độc đáo khác đã làm dấy lên sự quan tâm lớn. Ví dụ, vào năm 2015 từ gần ngôi sao HD 164595.
“Tín hiệu chỉ được kính thiên văn vô tuyến RATAN-600 của Nga ghi nhận một lần, nhưng trong hơn một năm, nó đã được nghiên cứu như là tín hiệu có thể từ người ngoài hành tinh. Không tìm thấy sự lặp lại tín hiệu này ở tần số ban đầu hoặc ở những nơi khác trong phổ điện từ. Ví dụ, chúng tôi tại METI đã nghe HD 164595 từ Đài quan sát quang học SETI ở Boquete, Panama cho các xung laser ngắn. Nhưng chúng tôi không tìm thấy gì cả”, Vakoch nói.
Hành tinh Proxima b có thể sinh sống được không?
Một câu hỏi khác là liệu thiên thể Proxima b, quay quanh ngôi sao Proxima Centauri, có phù hợp cho sự sống hay không.
“Có một số điểm loại trừ. Đúng là những đợt bùng phát dữ dội của mặt trời tạo ra những điều kiện khắc nghiệt cho sự sống. Nhưng trên Trái đất, chúng ta cũng thấy những lợi ích của bức xạ khi nói đến các đột biến, nguyên nhân gây ra sự khác biệt về mặt tiến hóa giữa các cá thể. Tôi sẽ không nói một cách phiến diện rằng Proxima b không phù hợp với cuộc sống”, Vakoch nói.
Ngoài ra, hành tinh quay quanh ngôi sao quá gần, đến mức nó không thể có vòng quay của chính nó. Do đó, nó luôn có thể quay về phía ngôi sao với một bên là cực nóng, trong khi bên kia bị bao phủ trong bóng tối vĩnh cửu và là một sa mạc băng giá.
“Vì lý do này, các nhà thiên văn học SETI loại trừ các sao lùn đỏ như Proxima Centauri vào những năm 1960 như những mục tiêu tìm kiếm. Nhưng gần đây chúng tôi đã tìm thấy các mô hình ngoại hành tinh hấp dẫn trong đó sự truyền nhiệt từ bên này sang bên kia của hành tinh xảy ra thông qua bầu khí quyển và đại dương. Hầu hết các ngôi sao nằm gần hệ Mặt trời của chúng ta nhất là sao lùn đỏ, và sẽ là sai lầm nếu loại chúng khỏi danh sách các mục tiêu có thể”, người đứng đầu METI cho biết.